Ai có quyền ân giảm án tử hình? Thời hạn nộp đơn và thẩm quyền ra quyết định ân giảm đối với án tử hình như thế nào?
Ai có quyền ân giảm án tử hình? Thời hạn nộp đơn và thẩm quyền ra quyết định ân giảm đối với án tử hình như thế nào?
Căn cứ tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 367 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành như sau:
Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
1. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành được thực hiện:
...
d) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước;
đ) Bản án tử hình được thi hành nếu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và người bị kết án không có đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.
Trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm Tòa án nhân dân tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình thì Tòa án nhân dân tối cao phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình;
Như vậy, thời hạn để người bị kết án từ hình gửi đơn xin ân giảm là 07 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực thi hành. Và người có thẩm quyền xem xét và ra quyết định ân giảm hay bác đơn ân giảm là Chủ tịch nước.
Nếu thuộc trường hợp không nộp đơn xin ân giảm và cũng không được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì người bị kết án vẫn bị tử hình.
Đối với trường hợp bản án tử hinh không được chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình thì Tòa án nhân dân tối cao phải thông báo cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm gửi cho Chủ tịch nước.
Ai có quyền ân giảm án tử hình? Thời hạn nộp đơn và thẩm quyền ra quyết định ân giảm đối với án tử hình như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Trước khi tiêm thuốc độc, người bị kết án tử hình có được để lại lời nhắn cho người nhà?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì thi hành án tử hình là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019 tước bỏ tính mạng của người bị kết án tử hình.
Và theo khoản 1 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định:
Hình thức và trình tự thi hành án tử hình
1. Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Quy trình thực hiện việc tiêm thuốc độc do Chính phủ quy định.
Như vậy, hiện nay Việt Nam chỉ có một hình thức thi hành án tử hình duy nhất là tiêm thuốc độc.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về hình thức và trình tự thi hành án tử hình như sau:
Hình thức và trình tự thi hành án tử hình
...
3. Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.
4. Trình tự thi hành án tử hình được thực hiện như sau:
a) Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình;
b) Thực hiện yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra;
Theo đó, trước khi bị đưa ra tiêm thuốc thi hành án tử hình thì người bị kết án tử hình có thể viết thư, ghi âm lời nói gửi lại cho thân nhân.
Các trường hợp nào không được đề nghị đặc xá?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Đặc xá 2018 thì người có đủ điều kiện đề nghị đặc xá không được đề nghị đặc xá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 11 Luật Đặc xá 2018 không được đề nghị đặc xá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Bị kết án phạt tù về tội phản bội Tổ quốc; tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp; tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; tội bạo loạn; tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội phá rối an ninh; tội chống phá cơ sở giam giữ; tội khủng bố hoặc một trong các tội quy định tại Chương các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh của Bộ luật Hình sự 2015;
(2) Bản án, phần bản án hoặc quyết định của Tòa án đối với người đó đang bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự;
(3) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác;
(4) Trước đó đã được đặc xá;
(5) Có từ 02 tiền án trở lên;
(6) Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?