A03 Bộ Công an có nhiệm vụ gì trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước? Cấp bậc hàm cao nhất của Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ là gì?
A03 Bộ Công an có nhiệm vụ gì trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước?
Xem thêm: Ngày 19 8 2024 Kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống công an nhân dân
Cục A03 Bộ Công an hiện nay là Cục An ninh Chính trị nội bộ (A03) trực thuộc Bộ Công an Việt Nam.
Trách nhiệm của A03 Bộ Công an về công tác bảo vệ bí mật nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 104/2021/TT-BCA như sau:
Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương về công tác bảo vệ bí mật nhà nước
1. Cục An ninh chính trị nội bộ có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Tổng hợp ý kiến Công an các đơn vị, địa phương đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tham mưu lãnh đạo Bộ Công an xây dựng quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân;
d) Sơ kết 6 tháng công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân; sơ kết một năm và tổng kết năm năm một lần công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong phạm vi toàn quốc;
đ) Chủ trì, phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục Viễn thông và cơ yếu và các đơn vị khác có liên quan tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với các cơ quan, tổ chức, địa phương và Công an các đơn vị, địa phương.
...
Theo quy định nêu trên thì trách nhiệm của A03 Bộ Công an về công tác bảo vệ bí mật nhà nước gồm:
- Thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước;
- Tổng hợp ý kiến Công an các đơn vị, địa phương đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
- Tham mưu lãnh đạo Bộ Công an xây dựng quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân;
- Sơ kết 6 tháng công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân; sơ kết một năm và tổng kết năm năm một lần công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong phạm vi toàn quốc;
- Chủ trì, phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục Viễn thông và cơ yếu và các đơn vị khác có liên quan tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với các cơ quan, tổ chức, địa phương và Công an các đơn vị, địa phương.
Ngoài ra, tại cơ quan Bộ Công an, Cục An ninh chính trị nội bộ có trách nhiệm phân công cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước trong Công an nhân dân (Điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư 104/2021/TT-BCA)
A03 Bộ Công an có nhiệm vụ gì trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước? (Hình từ Internet)
Cấp bậc hàm cao nhất của Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ là gì?
Tại khoản 1 Điều 25 Luật Công an Nhân dân 2018 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Công an nhân dân sửa đổi 2023 quy định cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan Công an nhân dân như sau
Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
1. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau:
a) Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Thượng tướng, số lượng không quá 07 bao gồm:
Thứ trưởng Bộ Công an. Số lượng không quá 06;
Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái được bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội;
c) Trung tướng, số lượng không quá 35 bao gồm:
Cục trưởng, Tư lệnh và tương đương của đơn vị trực thuộc Bộ Công an có một trong các tiêu chí sau đây: có chức năng, nhiệm vụ tham mưu chiến lược, đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương; có hệ lực lượng theo ngành dọc, quy mô hoạt động toàn quốc, trực tiếp chủ trì phối hợp hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; có chức năng nghiên cứu, hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ toàn lực lượng;
....
Theo quy định trên, cấp bậc hàm cao nhất của Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ là trung tướng.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ do ai quy định?
Tại Điều 24 Luật Công an Nhân dân 2018 quy định về chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân như sau:
Chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Cục trưởng, Tư lệnh;
c) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
đ) Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
e) Đại đội trưởng;
g) Trung đội trưởng;
h) Tiểu đội trưởng.
2. Chức vụ tương đương với chức vụ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này và chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
3. Chức danh nghiệp vụ và tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ của sĩ quan Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, chức danh nghiệp vụ và tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ do Bộ trưởng Bộ Công an quy định theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?