9 yêu cầu thông tin đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP là gì?
Yêu cầu thông tin đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP gồm những gì?
Căn cứ Thông tư 33/2023/TT-BTC về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành ngày 31/5/2023.
Yêu cầu thông tin đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP được xác định theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 33/2023/TT-BTC với 09 yêu cầu sau:
(1) Người xuất khẩu hoặc người sản xuất:
Nêu rõ người chứng nhận là người xuất khẩu hay người sản xuất;
(2) Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người chứng nhận;
(3) Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người xuất khẩu nếu người xuất khẩu không phải người chứng nhận;
Thông tin này không bắt buộc nếu người sản xuất cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và không biết thông tin người xuất khẩu. Địa chỉ của người xuất khẩu là nơi xuất khẩu hàng hóa thuộc nước thành viên Hiệp định CPTPP;
(4) Tên, địa chỉ (bao gồm quốc gia), số điện thoại và địa chỉ email của người sản xuất nếu người sản xuất không phải người chứng nhận hay người xuất khẩu hoặc nếu có nhiều hơn một người sản xuất thì ghi “Various” ("Nhiều người sản xuất”) hoặc cung cấp một danh sách người sản xuất.
Nếu thông tin cần phải giữ bí mật có thể ghi “Available upon request by the importing authorities” (“Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Bên nhập khẩu”).
Địa chỉ của người sản xuất là nơi sản xuất của hàng hóa thuộc nước thành viên Hiệp định CPTPP;
(5) Tên, địa chỉ, địa chỉ email và số điện thoại của người nhập khẩu (nếu có thông tin về người nhập khẩu). Địa chỉ của người nhập khẩu phải thuộc nước thành viên Hiệp định CPTPP;
(6) Mô tả và mã số HS của hàng hóa;
Ghi rõ mô tả hàng hóa và mã số hàng hóa ở cấp độ 6 chữ số của hàng hóa: Mô tả phải phù hợp với hàng hóa được chứng nhận xuất xứ.
Trường hợp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa sử dụng cho một lô hàng nhập khẩu thì phải nêu rõ số hóa đơn liên quan đến việc xuất khẩu (nếu biết);
(7) Tiêu chí xuất xứ: Nêu cụ thể tiêu chí xuất xứ mà hàng hóa đáp ứng;
(8) Thời hạn (Blanket Period)
Trong trường hợp sử dụng một chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho nhiều lô hàng giống hệt thì trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thể hiện thời gian áp dụng nhưng không quá 12 tháng;
(9) Ngày tháng năm và chữ ký được ủy quyền:
Chứng từ chứng nhận xuất xứ phải được người chứng nhận ký, ghi ngày tháng năm và kèm theo xác nhận:
"Tôi xác nhận rằng hàng hóa được mô tả trong tài liệu này thỏa mãn điều kiện có xuất xứ và các thông tin có trong tài liệu này là chính xác và đúng sự thật. Tôi chịu trách nhiệm chứng minh khai báo này và đồng ý lưu trữ, xuất trình các tài liệu chứng minh cho việc chứng nhận này theo yêu cầu hoặc trong quá trình xác minh tại trụ sở."
9 yêu cầu thông tin đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP là gì? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 33/2023/TT-BTC như sau:
Kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
...
2. Đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ
Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định tại các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên, cơ quan hải quan căn cứ Thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương để kiểm tra, đối chiếu với khai báo trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ, các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) để xác định tính hợp lệ của chứng từ này. Riêng chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP thì phải có đủ các thông tin tối thiểu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
Đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ mà Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên có trang thông tin điện tử để kiểm tra, đối chiếu thì cơ quan hải quan kiểm tra mã số nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ với trang thông tin điện tử để xác định tính hợp lệ của chứng từ này và cập nhật thông tin tra cứu, kết quả kiểm tra trên tờ khai hải quan.
Như vậy, việc kiểm tra chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Thông tư 33/2023/TT-BTC chính thức có hiệu lực từ khi nào?
Về hiệu lực thi hành, căn cứ khoản 1 Điều 23 Thông tư 33/2023/TT-BTC như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2023 và thay thế các Thông tư sau đây:
...
Theo đó, Thông tư 33/2023/TT-BTC chính thức có hiệu lực từ 15/7/2023.
Xem chi tiết nội dung Thông tư 33/2023/TT-BTC Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?