9 đối tượng tính lương theo bảng lương mới từ 1/7/2024 có tiếp tục được nâng bậc lương thường xuyên nữa không?
Bảng lương mới từ 1/7/2024 áp dụng cho 9 đối tượng nào?
Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024, trong đó quy định việc thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Căn cứ theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, bảng lương mới từ 1/7/2024 áp dụng cho 9 đối tượng sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;
- Công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo;
- Sĩ quan công an;
- Hạ sĩ quan nghiệp vụ công an;
- Chuyên môn kỹ thuật công an;
- Sĩ quan quân đội;
- Quân nhân chuyên nghiệp;
- Công nhân quốc phòng;
- Công nhân công an.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì sẽ có hệ thống gồm 5 Bảng lương theo vị trí việc làm từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương bao gồm:
5 BẢNG LƯƠNG THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM |
1 bảng lương chức vụ: áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã |
1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo |
1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm) |
1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an |
1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an |
9 đối tượng tính lương theo bảng lương mới từ 1/7/2024 có tiếp tục được nâng bậc lương thường xuyên nữa không? (Hình từ Internet)
9 đối tượng tính lương theo bảng lương mới từ 1/7/2024 có tiếp tục được nâng bậc lương thường xuyên nữa không?
Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới như sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Có thể thấy thực hiện cải cách tiền lương, 9 đối tượng được tính lương theo bảng lương mới sẽ được hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn sao cho phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Vậy, 9 đối tượng tính lương theo bảng lương mới từ 1/7/2024 vẫn sẽ tiếp tục được nâng bậc lương thường xuyên.
9 đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nghỉ hưu có được tăng lương hưu khi cải cách tiền lương không?
Mới đây, phát biểu tại buổi gặp mặt, khai xuân trong ngày làm việc đầu tiên của Bộ LĐ-TB&XH sau kỳ nghỉ Tết, diễn ra sáng 15/2, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, năm 2024 cải cách tiền lương phải đi đôi với điều chỉnh chính sách lương hưu theo tinh thần "không để người hưu trí rơi vào khó khăn, thiệt thòi hơn khi cải cách".
Khi cải cách tiền lương, mặt bằng chung tiền lương với người lao động cả nước nâng lên mà lương hưu không được điều chỉnh tốt thì người hưởng lương hưu rất thiệt thòi.
Do đó, cần tính toán cân đối, hài hòa. Nếu mức lương cán bộ, công chức, viên chức tăng 23,5% thì ít nhất, lương hưu phải tăng 15%.
Theo như nội dung nêu trên thì nếu mức lương cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo và giữ chức vụ lãnh đạo tăng 23,5% thì ít nhất, lương hưu của các đối tượng này phải tăng 15%.
Các đối tượng lực lượng vũ trang không được đề cập về dự kiến tăng lương hưu 15% như cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, hiện nay lương hưu được tính dựa trên số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Do đó, nếu tăng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH thì cũng sẽ tăng lương hưu của lực lượng vũ trang.
Theo đó, nếu từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương lực lượng vũ trang được tăng lương thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tăng dẫn đến lực lượng vũ trang cũng sẽ được tăng lương hưu.
Như vậy, theo như nội dung nêu trên thì dự kiến từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 9 đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thể sẽ được tăng lương hưu theo chính sách cải cách tiền lương. Tuy nhiên về mức tăng bao nhiêu thì phải đợi văn bản chính thức được ban hành để biết chính xác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?