5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh là gì? Yêu cầu cần đạt về 5 phẩm chất chủ yếu của học sinh tiểu học ra sao?
- 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì?
- Yêu cầu cần đạt về 5 phẩm chất chủ yếu của học sinh tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ra sao?
- Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì?
5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì?
Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh như sau:
10 các năng lực cốt lõi của học sinh bao gồm:
- Năng lực chung của học sinh:
+ Năng lực tự chủ và tự học
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực đặc thù của học sinh
+ Năng lực ngôn ngữ
+ Năng lực tính toán
+ Năng lực khoa học
+ Năng lực công nghệ
+ Năng lực tin học
+ Năng lực thẩm mĩ
+ Năng lực thể chất
5 phẩm chất chủ yếu của học sinh các cấp bao gồm:
- Yêu nước
- Nhân ái
- Chăm chỉ
- Trung thực
- Trách nhiệm
5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh là gì? Yêu cầu cần đạt về 5 phẩm chất chủ yếu của học sinh tiểu học ra sao? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt về 5 phẩm chất chủ yếu của học sinh tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt về 5 phẩm chất chủ yếu của học sinh tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:
(1) Yêu nước
- Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
- Yêu quê hương, yêu Tổ quốc, tôn trọng các biểu trưng của đất nước.
- Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với quê hương, đất nước; tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với những người có công với quê hương, đất nước.
(2) Nhân ái
Yêu quý mọi người
- Yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.
- Yêu quý bạn bè, thầy cô; quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè.
- Tôn trọng người lớn tuổi; giúp đỡ người già, người ốm yếu, người khuyết tật; nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ.
- Biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn ở vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật và đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai.
Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người
- Tôn trọng sự khác biệt của bạn bè trong lớp về cách ăn mặc, tính nết và hoàn cảnh gia đình.
- Không phân biệt đối xử, chia rẽ các bạn.
- Sẵn sàng tha thứ cho những hành vi có lỗi của bạn.
(3) Chăm chỉ
Ham học
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Ham học hỏi, thích đọc sách để mở rộng hiểu biết.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.
Chăm làm
- Thường xuyên tham gia các công việc của gia đình vừa sức với bản thân.
- Thường xuyên tham gia các công việc của trường lớp, cộng đồng vừa sức với bản thân
(4) Trung thực
- Thật thà, ngay thẳng trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày; mạnh dạn nói lên ý kiến của mình.
- Luôn giữ lời hứa; mạnh dạn nhận lỗi, sửa lỗi và bảo vệ cái đúng, cái tốt.
- Không tự tiện lấy đồ vật, tiền bạc của người thân, bạn bè, thầy cô và những người khác.
- Không đồng tình với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.
(5) Trách nhiệm
Có trách nhiệm với bản thân:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ.
- Có ý thức sinh hoạt nền nếp
Có trách nhiệm với gia đình
- Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân và gia đình.
- Không bỏ thừa đồ ăn, thức uống; có ý thức tiết kiệm tiền bạc, điện nước trong gia đình.
Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội:
- Tự giác thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường và các quy định, quy ước của tập thể; giữ vệ sinh chung; bảo vệ của công.
- Không gây mất trật tự, cãi nhau, đánh nhau.
- Nhắc nhở bạn bè chấp hành nội quy trường lớp; nhắc nhở người thân chấp hành các quy định, quy ước nơi công cộng.
- Có trách nhiệm với công việc được giao ở trường, ở lớp.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi.
Có trách nhiệm với môi trường sống
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh và các con vật có ích.
- Có ý thức giữ vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi.
- Không đồng tình với những hành vi xâm hại thiên nhiên
Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì?
Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh như sau:
(1) Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực ngôn ngữ của học sinh bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: nghe, nói, đọc, viết.
- Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Ngữ văn, chương trình môn Ngoại ngữ và được thực hiện trong toàn bộ các môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Ngữ văn và môn Ngoại ngữ là chủ đạo.
(2) Năng lực tính toán
Năng lực tính toán của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Nhận thức kiến thức toán học;
- Tư duy toán học;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Năng lực tính toán được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục. Biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán là năng lực toán học, được hình thành và phát triển chủ yếu ở môn Toán. Yêu cầu cần đạt về năng lực toán học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Toán.
(3) Năng lực khoa học
Năng lực khoa học của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Nhận thức khoa học;
- Tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Năng lực khoa học được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó các môn học chủ đạo là: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông). Chương trình mỗi môn học, hoạt động giáo dục giúp học sinh tiếp tục phát triển năng lực khoa học với mức độ chuyên sâu được nâng cao dần qua các cấp học (năng lực khoa học; năng lực khoa học tự nhiên, năng lực khoa học xã hội; năng lực vật lí, năng lực hóa học, năng lực sinh học; năng lực lịch sử và địa lí, năng lực lịch sử, năng lực địa lí).
Yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông).
(4) Năng lực công nghệ
Năng lực công nghệ của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Nhận thức công nghệ;
- Giao tiếp công nghệ;
- Sử dụng công nghệ;
- Đánh giá công nghệ;
- Thiết kế kĩ thuật.
Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Công nghệ và được thực hiện ở chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Công nghệ là chủ đạo.
(5) Năng lực tin học
Năng lực tin học của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
- Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
- Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;
- Hợp tác trong môi trường số.
Yêu cầu cần đạt về năng lực tin học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Tin học và được thực hiện trong toàn bộ các chương trình môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Tin học là chủ đạo.
(6) Năng lực thẩm mĩ
Năng lực thẩm mĩ của học sinh bao gồm năng lực âm nhạc, năng lực mĩ thuật, năng lực văn học; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ;
- Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mĩ;
- Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ.
Yêu cầu cần đạt về năng lực thẩm mĩ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngữ văn và được thực hiện trong chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó ba môn học đã nêu là chủ đạo.
(7) Năng lực thể chất
Năng lực thể chất của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Chăm sóc sức khỏe;
- Vận động cơ bản;
- Hoạt động thể dục thể thao.
Yêu cầu cần đạt về năng lực thể chất đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Giáo dục thể chất và được thực hiện trong chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Giáo dục thể chất là chủ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?