5 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được bổ sung từ năm 2025 tại Dự thảo Luật BHXH?
Bổ sung thêm 5 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ năm 2025 tại Dự thảo Luật BHXH?
Ngày 10/10/2023, Chính phủ trình Quốc hội Tờ trình 527/TTr-CP về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
Theo đó, tại Tờ trình 527/TTr-CP, Chính phủ đề cập đến nội dung mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (Điều 3) như sau:
- Cơ sở chính trị: Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 đặt ra yêu cầu: “Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sang các nhóm đối tượng khác”; “Rà soát, mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các nhóm chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt".
- Cơ sở thực tiễn:
+ Đối với hộ kinh doanh: Theo quy định của pháp luật hiện hành", có 02 nhóm hộ kinh doanh:
(1) Hộ kinh doanh phải dăng ký hộ kinh doanh
(2) Hộ không phải đăng ký hộ kinh doanh; trong đó, đặc thù của hộ không phải đăng ký kinh doanh là các hộ hoạt động nhỏ lẻ, không ổn định, có thu nhập thấp. Theo số liệu thống kê, có khoảng trên 5 triệu hộ kinh doanh, trong đó có gần 2 triệu hộ có đăng ký kinh doanh. Theo quy định của Luật BHXH năm 2014 thì chủ hộ kinh doanh không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
+ Đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố: Theo quy định của pháp luật hiện hành về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyển trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 chức danh (bao gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận) được hưởng phụ cấp hằng tháng.
Hiện nay, Ngân sách Trung ương thực hiện khoản quỹ phụ cấp để chỉ trả hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố tương tự như đối với những người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố tương tự như đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã".
Tính đến 31/12/2022, cả nước có 405.032 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, trong đó người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố là 270.346 người. Theo quy định của Luật BHXH năm 2014 thì chỉ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
+ Đối với người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã không hưởng lương: Luật BHXH năm 2014 chỉ mới quy định tham gia BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; đối với người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương" chưa được quy định tham gia BHXH bắt buộc.
- Đề xuất sửa đổi: Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) quy định mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với:
(i) Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh)
(ii) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
(iii) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương
(iv) Người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt)
(v) Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên, phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2019.
Xem chi tiết Tờ trình 527/TTr-CP tại đây.
Bổ sung thêm 5 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ năm 2025 tại Dự thảo Luật BHXH? (Hình từ Internet)
Các chế độ bảo hiểm xã hội theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội bao gồm những chế độ nào?
Theo quy định tại Điều 5 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
- Trợ cấp hưu trí xã hội.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
+ Ốm đau.
+ Thai sản.
+ Hưu trí.
+ Tử tuất.
+ Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
+ Thai sản
+ Hưu trí
+ Tử tuất
+ Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
- Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Chính phủ đề xuất 02 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần trình Quốc hội là gì?
Tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, Chính phủ đề xuất 02 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần để trình Quốc hội xin ý kiến bao gồm:
Phương án 1: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm
Phương án 2: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?