5 Bảng lương mới từ ngày 01/07/2024 thay thế 6 bảng lương hiện hành tại Nghị định 204 bao gồm những bảng lương nào?
- 5 bảng lương mới từ ngày 01/07/2024 thay thế 6 bảng lương hiện hành tại Nghị định 204 bao gồm những bảng lương nào?
- Thời gian cụ thể xây dựng 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm áp dụng từ ngày 01/07/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 là khi nào?
- Lộ trình cụ thể trong việc cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 được thực hiện như thế nào?
5 bảng lương mới từ ngày 01/07/2024 thay thế 6 bảng lương hiện hành tại Nghị định 204 bao gồm những bảng lương nào?
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó có nội dung liên quan đến cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27 từ ngày 01/7/2024.
Theo đó, việc cải cách tiền lương được thực hiện từ ngày 01/7/2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Như vậy, từ ngày 01/7/2024 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 bao gồm:
Bảng lương 01: Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã Bảng lương 02: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo Bảng lương 03: Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm) Bảng lương 04: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an Bảng lương 05: Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay). |
Thay thế 6 bảng lương hiện hành tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 204/2004/NĐ-CP bao gồm 6 bảng lương sau:
Bảng lương 01: Bảng lương chuyên gia cao cấp. Bảng lương 02: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn). Bảng lương 03: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Bảng lương 04: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Bảng lương 05: Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân. Bảng lương 06: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân. |
*Lưu ý: Bảng lương 05 tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 204/2004/NĐ-CP bị bãi bỏ bởi Điểm b Khoản 5 Điều 19 Nghị định 92/2009/NĐ-CP.
Đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức sau khi cải cách tiền lương mà sẽ thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ).
Xem thêm: Bãi bỏ 6 bảng lương theo Nghị định 204 từ ngày 01/07/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
5 Bảng lương mới từ ngày 01/07/2024 thay thế 6 bảng lương hiện hành tại Nghị định 204 bao gồm những bảng lương nào?
Thời gian cụ thể xây dựng 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm áp dụng từ ngày 01/07/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 là khi nào?
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải tập trung chỉ đạo hoàn thành xây dựng và phê duyệt tất cả Đề án vị trí việc làm trước ngày 31/3/2024, quý II/2024 tập trung xây dựng hệ thống bảng lương mới, áp dụng từ ngày 01/7/2024.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh cải cách bao giờ cũng gặp trở ngại, khó khăn, áp lực, nhạy cảm nhưng đây là việc hệ trọng phải làm, khó tới đâu gỡ tới đó, để quý II/2024 tập trung xây dựng hệ thống bảng lương mới, áp dụng từ ngày 01/7/2024.
Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp công tác tổ chức xây dựng và phê duyệt Đề án vị trí việc làm đạt chất lượng cao nhất, bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc chung trong các Nghị quyết của Trung ương, đồng thời cần có sự linh hoạt nhất định, không cầu toàn, không được chủ quan, hời hợt để sau khi có Đề án vị trí việc làm và hệ thống bảng lương mới có thể khích lệ, phát huy sự năng động, sáng tạo, tâm huyết của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, theo phát biểu của Phó Thủ tướng thì từ quý II/2024 sẽ tập trung xây dựng hệ thống 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm, áp dụng từ ngày 01/7/2024.
Nguồn: Báo Chính phủ
Lộ trình cụ thể trong việc cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 được thực hiện như thế nào?
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đề ra mục tiêu cụ thể trong việc cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 như sau:
* Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
* Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?