3 nhóm đối tượng nào được tăng lương hưu từ ngày 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương?
3 nhóm đối tượng nào được tăng lương hưu từ ngày 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương?
Tại phiên họp thứ 31, chiều 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, ngành hiện được giao nghiên cứu, xử lý 4 vấn đề đi kèm với việc cải cách chính sách tiền lương.
Thứ nhất, về cải cách tiền lương khu vực nhà nước, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhấn mạnh chủ trương cần thực hiện triệt để 5 nội dung, bắt đầu áp dụng từ 1/1/2025.
Đối với chính sách người có công, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin, sẽ thực hiện đúng phương châm thể hiện trong Pháp lệnh người có công là "người có công được hưởng trợ cấp cao hơn bình thường".
"Theo tinh thần đó, mức trợ cấp của người có công sẽ cao hơn 1 bậc so với mức cải cách tiền lương", Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát biểu.
Với nhóm đối tượng hưởng bảo trợ xã hội, người đứng đầu ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nêu dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo hướng có mức tăng tương đồng với mức tăng lương bình quân của công chức, với lộ trình gồm hai mốc thời điểm là 1/7/2024 và 1/7/2025.
Vấn đề thời sự là mức tăng lương hưu, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo, sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách tiền lương, Bộ đã xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu, phân chia thành 3 nhóm đối tượng:
Nhóm đầu tiên là những người nghỉ hưu thông thường. Với nhóm này, mức tăng lương hưu sẽ được tính toán hợp lý giữa khu vực đang làm việc với người nghỉ hưu, hài hòa giữa người cùng chức vụ trước và sau 1/7/2024...
"Quan điểm của chúng tôi, việc điều chỉnh mức lương hưu không thấp hơn 50% so với mức tăng lương sau cải cách để đảm bảo hài hòa, cân đối, không để người nghỉ hưu bị đẩy xa hơn, thiệt thòi khi cải cách tiền lương", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Nhóm thứ hai, với nhóm những người nghỉ hưu trước ngày 1/7/2024, nhà nước cần áp dụng mức bù để giảm phần chênh lệch lương giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm cải cách chính sách tiền lương.
Ngoài áp dụng chính sách bảo hiểm xã hội, những người hưởng lương theo ngân sách khi về hưu được đảm bảo đầy đủ chế độ như người nghỉ hưu bình thường.
Thứ ba, với nhóm nghỉ hưu trước năm 1995, Bộ trưởng cho biết, sẽ có chính sách đặc biệt để đẩy lương hưu lên cao hơn nữa.
"Với nhóm này, chúng tôi sẽ đề nghị Bộ Chính trị, các cơ quan có thẩm quyền cho áp dụng những chính sách đặc biệt", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Theo đó, dự kiến từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ tăng lương đối với 3 đối tượng nêu trên. Việc điều chỉnh mức lương hưu không thấp hơn 50% so với mức tăng lương sau cải cách để đảm bảo hài hòa, cân đối, không để người nghỉ hưu bị đẩy xa hơn, thiệt thòi khi cải cách tiền lương.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
3 nhóm đối tượng nào được tăng lương hưu từ ngày 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương? (Hình từ internet)
Cách tính lương hưu từ 01/7/2024 khi bỏ lương cơ sở?
Theo tinh thần tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 khi cải cách tiền lương có đề cập đến lương cơ sở như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
c) Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Từ những quy định trên, có thể thấy, chính sách cải cách tiền lương sẽ loại bỏ lương cơ sở từ 01/7/2024.
Theo đó, cách tính lương hưu sẽ bị ảnh hưởng thế nào?
Theo quy định hiện nay tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, đối với người tham gia BHXH bắt buộc, cách tính lương hưu năm 2024 được tính dựa trên tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Cụ thể, cách tính lương hưu được thể hiện dưới công thức như sau:
Mức lương hưu hàng tháng | = | Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng | X | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
Như vậy, theo công thức trên thì lương cơ sở không phải là đối tượng điều chỉnh trực tiếp trong cách tính lương hưu hàng tháng, do đó, dự kiến, khi bỏ lương cơ sở từ 01/7/2024, cách tính lương hưu nêu trên có thể sẽ không thay đổi cho đến khi có quy định mới.
Đối với người được điều chỉnh tăng lương hưu từ 01/7/2024 thì công thức tính lương hưu hàng tháng có thể được tính như sau:
Mức lương hưu hàng tháng sau điều chỉnh | = | Mức lương hưu trước điều chỉnh | + | (Tỷ lệ điều chỉnh x Mức lương hưu trước điều chỉnh). |
Tuy nhiên, về mức lương hưu thấp nhất theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 là bằng mức lương cơ sở. Chính vì thế, khi lương cơ sở bị bãi bỏ, cần có hướng dẫn mới đối với quy định về mức lương hưu thấp nhất này.
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Căn cứ theo quy định nêu trên và lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP thì tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường trong năm 2024 là:
- Lao động nam: 61 tuổi
- Lao động nữ nữ: 56 tuổi 4 tháng.
Theo đó, người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
>>> Xem thêm Bảng lương công chức, viên chức mới nhất Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?