3 nhiệm vụ quan trọng trong Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030 là gì?
3 nhiệm vụ quan trọng trong Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030 là gì?
Theo Điều 1 Quyết định 171/QĐ-TTg 2024, có 3 nhiệm vụ trong Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030 như sau:
(1)| Rà soát hiện trạng, xác định cụ thể diện tích, vị trí, ranh giới đối tượng rừng cần nâng cao chất lượng rừng.
Rà soát cụ thể hiện trạng, xác định cụ thể diện tích, vị trí, ranh giới đối tượng từng loại rừng cần nâng cao chất lượng đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, hiện trạng về trữ lượng, cấu trúc tổ thành loài cây, cấu trúc từng loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo chủ quản lý rừng theo hướng sau:
- Rừng đặc dụng: rừng tự nhiên có trữ lượng nghèo, nghèo kiệt, rừng chưa có trữ lượng thuộc khu vực đại diện cho hệ sinh thái rừng tự nhiên đặc trưng còn diện tích ít, bị suy giảm về đa dạng sinh học.
- Rừng phòng hộ: rừng tự nhiên có trữ lượng nghèo, nghèo kiệt, rừng chưa có trữ lượng, rừng trồng chất lượng thấp thuộc khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn; lưu vực của con sông, hồ lớn, đập thủy điện, thủy lợi; nơi có độ dốc lớn, nguy cơ sạt lở cao.
- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên: rừng tự nhiên có trữ lượng nghèo, nghèo kiệt, rừng chưa có trữ lượng; ưu tiên đối với khu vực có địa hình dốc, nguy cơ sạt lở cao, lưu vực của sông, hồ, đập thủy điện, thủy lợi.
(2) Xây dựng dự án, phương án, kế hoạch nâng cao chất lượng rừng.
Trên cơ sở rà soát, xác định cụ thể về hiện trạng, đối tượng, diện tích, loại rừng theo chủ quản lý rừng, xây dựng dự án, phương án, kế hoạch nâng cao chất lượng rừng;
Trong đó xác định cụ thể các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như:
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên;
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung;
- Làm giàu rừng;
- Nuôi dưỡng rừng cho từng đối tượng rừng.
Lựa chọn loài cây trồng để nâng cao chất lượng rừng phù hợp với chức năng của từng loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất) cho từng vùng sinh thái để bảo tồn hệ sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và tăng khả năng phòng hộ của rừng.
Ưu tiên lựa chọn các loài cây bản địa; loài cây đa tác dụng; loài có sức chống chịu ở những điều kiện lập địa khác nhau; loài quý, hiếm có giá trị kinh tế, bảo tồn cao.
(3) Xây dựng mô hình điểm nâng cao chất lượng rừng cho từng vùng.
Xây dựng các mô hình điểm nâng cao chất lượng rừng bằng nhiều loài cây bản địa có cấu trúc đa tầng, đa loài, nâng cao khả năng bảo tồn của hệ sinh thái rừng và chức năng phòng hộ của rừng trên điều kiện lập địa khó khăn, vùng đất dốc, vùng khô hạn, cho từng loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên) và theo từng vùng sinh thái để triển khai, thực hiện;
Trên cơ sở theo dõi, đánh giá kết quả sẽ tổng kết, tài liệu hóa và nhân rộng mô hình ra các vùng, khu vực khác trên phạm vi cả nước.
3 nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030 là gì? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của quản lý bảo vệ rừng viên là gì?
Căn cứ theo hoản 1 Điều 10 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về nhiệm vụ của quản lý bảo vệ rừng viên chính - Mã số: V.03.10.29 như sau:
- Soạn thảo báo cáo, văn bản của đơn vị về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, triển khai thực hiện phương án quản lý bảo vệ rừng bền vững, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng.
- Tham gia xây dựng chương trình, soạn thảo nội dung tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật quản lý bảo vệ rừng cho viên chức hạng thấp hơn và tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ.
- Thực hiện các hoạt động theo vị trí việc làm:
+ Theo dõi diễn biến rừng;
+ Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng;
+ Bảo vệ rừng;
+ Phòng cháy và chữa cháy rừng;
+ Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
+ Khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ;
+ Hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng đệm ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội;
+ Nghiên cứu khoa học;
+ Tư vấn, dịch vụ;
+ Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế, tuyên truyền giáo dục về môi trường rừng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị phân công theo quy định pháp luật.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của quản lý bảo vệ rừng viên là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi hoản 7 Điều 4 Thông tư 07/2022/TT-BNNPTNT thì tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của quản lý bảo vệ rừng viên bao gồm:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.
- Có kiến thức nghiệp vụ về bảo vệ rừng, theo dõi diễn biến rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng, du lịch sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật lâm sinh;
Sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Có khả năng tổng hợp, báo cáo các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng;
Có khả năng tổ chức, bố trí nhân sự trong tổ chức kiểm tra, thực hiện quản lý bảo vệ rừng.
- Có phương pháp, kỹ năng thu hút, tập hợp, vận động mọi người tham gia quản lý bảo vệ rừng.
- Có khả năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc theo nhóm, tư duy sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để thực hiện nhiệm vụ.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?