29 thành viên hội đồng quốc gia về bảo hiểm y tế bao gồm những ai? Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm y tế bổ sung là gì?
Hội đồng quốc gia về bảo hiểm y tế là gì?
Theo đề xuất tại khoản 1 Điều 8 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế
Tải, hội đồng quốc gia về bảo hiểm y tế là cơ quan tư vấn chính sách bảo hiểm y tế do Chính phủ thành lập. Với cơ chế hoạt động theo nguyên tắc đa số; thành viên Hội đồng hoạt động chuyên trách và kiêm nhiệm.
Đề xuất tại khoản 2 Điều 8 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế về chức năng, nhiệm vụ của hội đồng quốc gia về bảo hiểm y tế như sau:
Hội đồng quốc gia về bảo hiểm y tế
...
Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng:
a) Tư vấn cho Chính phủ và các cơ quan liên quan trong hoạch định chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, đề xuất mức đóng, phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế;
b) Tư vấn về chính sách giá dịch vụ kỹ thuật y tế, thuốc, hóa chất, vật tư y tế do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán;
c) Tư vấn giải quyết những bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế.
Theo đó, hội đồng quốc gia về bảo hiểm y tế có những chức năng nhiệm vụ sau:
- Tư vấn cho Chính phủ và các cơ quan hữu quan có liên quan về chính sách, pháp luật về bảo hiểm;
- Đề xuất mức đống, phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế;
- Tư vấn chính sách dịch vụ do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán;
- Tư vấn giải quyết những bất cập phát sinh trong quá trình thưc hiện pháp luật về bảo hiểm y tế.
29 thành viên hội đồng quốc gia về bảo hiểm y tế bao gồm những ai? Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm y tế bổ sung? (Hình ảnh từ Internet)
29 thành viên hội đồng quốc gia về bảo hiểm y tế bao gồm những ai?
Cứ đề xuất tại khoản 4 Điều 8 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế Tải, 29 thành viên hội đồng quốc gia về bảo hiểm y tế sẽ bao gồm những người sau:
- 1 Chủ tịch hội đồng: do Thủ tướng quyết định và bầu ra;
- 1 Phó chủ tịch thường trực do Bộ trưởng Bộ Y tế kiêm nhiệm;
- 3 Phó chủ tịch do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đảm nhiệm;
- 6 đại diện đến từ các Bộ, ngành:
+ Y tế
+ Tài chính
+ Bảo hiểm xã hội
+ Lao động - Thương bin và Xã hội
+ Kế hoạch - Đầu tư
+ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
- 6 đại điện đến từ các đơn vị:
+ Tổng hội y học Việt Nam;
+ Hội Dược học;
+ Hiệp hội bệnh viện;
+ Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam
+ Hội khoa học kinh tế y tế;
+ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
- 6 chuyên gia đến từ các đơn vị:
+ Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam;
+ Trường Đại học Y Hà Nội;
+ Đại học Y tế công cộng;
+ Đại học Kinh tế quốc dân;
+ Viện Chiến lược và Chính sách y tế;
+ Viện Khoa học lao động xã hội.
- Và 6 chuyên gia độc lập có nhiều kinh nghiệm về bảo hiểm y tế.
Điều kiện, tiêu chuẩn của các ủy viên Hội đồng; cơ cấu tổ chức các tiểu ban chuyên môn và bộ máy; quy chế hoạt động của Hội đồng được chính phủ quy định chi tiết.
Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm y tế bổ sung như thế nào?
Theo định hướng đề xuất tại Điều 17 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế
Tải, việc thực hiện bảo hiểm y tế bổ sung phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Bảo hiểm y tế bổ sung thực hiện trên cơ sở tự nguyện đối với những người đã tham gia bảo hiểm y tế.
- BHYT bổ sung nếu do Cơ quan BHXH thực hiện được tổ chức, quản lý, thực hiện theo nguyên tắc phi lợi nhuận.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện bảo hiểm y tế bổ sung; mua, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế bổ sung.
Khuyến khích hợp tác giữa bảo hiểm thương mại và bảo hiểm y tế xã hội để đảm bảo tính bổ sung của bảo hiểm y tế cơ bản và bổ sung.
- Bộ Y tế, BHXH Việt Nam quy định việc cung cấp thông tin về chi phí sử dụng dịch vụ y tế cho tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế bổ sung để bảo đảm quyền lợi của người tham gia.
- Hợp đồng bảo hiểm y tế bổ sung là văn bản thỏa thuận giữa người mua hoặc đại diện của người mua bảo hiểm y tế bổ sung với tổ chức thực hiện bảo hiểm bổ sung.
- Phạm vi được hưởng và mức phí, thanh toán chi phí, giải quyết tranh chấp đối với người tham gia bảo hiểm y tế bổ sung được quy định trong hợp đồng giữa người tham gia bảo hiểm y tế bổ sung với tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế bổ sung.
- Khi có đủ điều kiện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng và trình Hội đồng quản lý BHXH triển khai thực hiện các gói sản phẩm bảo hiểm y tế bổ sung trên nguyên tắc:
+ Quỹ Bảo hiểm y tế bổ sung hoạt động tự chủ hoàn toàn về tài chính, độc lập với quỹ bảo hiểm y tế;
+ Chi phí quản lý bảo hiểm y tế bổ sung được trích từ quỹ bảo hiểm y tế bổ sung; mức chi, nội dung chi theo quy định của Bộ Tài chính và quyết định của Hội đồng quản lý BHXH.
+ Trường hợp có số thu lớn hơn số chi trong năm tài chính, quỹ bảo hiểm y tế bổ sung dành 30% số kết dư để hỗ trợ mua bổ sung cho các đối tượng chính sách, khó khăn; trường hợp thâm hụt bảo hiểm y tế bổ sung tự điều chỉnh mức đóng, mức hưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?