26 dự án Luật, Pháp lệnh trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại các kỳ họp thứ 8, 9, 10 gồm những gì?
26 dự án Luật, Pháp lệnh trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại các kỳ họp thứ 8, 9, 10 gồm những gì?
Vừa qua, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 49/2024/UBTVQH15 quyết nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Theo đó, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) theo quy trình tại một kỳ họp dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế do Chính phủ trình; Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì thẩm tra; Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội tham gia thẩm tra.
Trước đó, tại Quyết định 1967/QĐ-BTC năm 2024 thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 đã phân công các đơn vị chủ trì soạn thảo các dự án Luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 theo tiến độ; Đồng thời, phân công các đơn vị chủ trì tham gia ý kiến đối với các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 do các Bộ, ngành chủ trì nghiên cứu, soạn thảo.
Cụ thể, ngoài 3 dự án Luật gồm: Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 8 Quốc hội (tháng 10/2024) và trình quốc hội thông qua vào Kỳ họp thứ 9 Quốc hội (tháng 5/2025), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội còn quyết nghị 26 dự án Luật, Pháp lệnh (bao gồm dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế) trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại các kỳ họp thứ 8, 9, 10 gồm:
STT | TÊN VĂN BẢN | CƠ QUAN CHỦ TRÌ | ĐƠN VỊ THAM GIA | ĐƠN VỊ PHỐI HỢP |
A. Trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) | ||||
1. | Luật Công nghiệp công nghệ số | Bộ Thông tin và Truyền thông | Cục THTK | Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
2. | Luật Điện lực (sửa đổi) | Bộ Công thương | Cục QLG | Cục TCDN, Cục QLGSCST, Vụ ĐT, Vụ NSNN, Vụ HCSN, Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
3. | Luật Nhà giáo | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Vụ HCSN | Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
4. | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân | Hội đồng Dân tộc của Quốc hội | Vụ PC | Vụ HCSN, Vụ NSNN và các đơn vị có liên quan |
5. | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo | Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch | Vụ PC | Vụ HCSN, Vụ NSNN và các đơn vị có liên quan |
B. Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua năm 2024 | ||||
6. | Pháp lệnh Chi phí tố tụng (điều chỉnh về chi phí tố tụng hình sự, chi phí tố tụng dân sự, chi phí tố tụng hành chính và chi phí tố tụng cho Hội thẩm) | Tòa án nhân dân tối cao | Vụ PC | Cục QLG, Vụ HCSN và các đơn vị có liên quan |
7. | Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh | Bộ Quốc phòng | Vụ I | Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
C. Trình Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) | ||||
1. | Luật Chuyển đổi giới tính | Bộ Quốc phòng | Vụ HCSN | Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
2. | Luật Công nghiệp công nghệ số | Bộ Thông tin và Truyền thông | Cục THTK | Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
3. | Luật Điện lực (sửa đổi) | Bộ Công thương | Cục QLG | Cục TCDN, Cục QLGSCST, Vụ ĐT, Vụ NSNN, Vụ HCSN, Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
4. | Luật Hóa chất (sửa đổi) | Bộ Công thương | TCHQ | Cục QLGSCST, Cục QLG, Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
5. | Luật Nhà giáo | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Vụ HCSN | Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
6. | Luật Việc làm (sửa đổi) | Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội | Vụ HCSN | Cục QLG, Cục TCDN, Cục QLGSCST, Vụ NSNN, Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
7. | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân | Hội đồng Dân tộc của Quốc hội | Vụ PC | Vụ HCSN, Vụ NSNN và các đơn vị có liên quan |
8. | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo | Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch | Vụ PC | Vụ HCSN, Vụ NSNN và các đơn vị có liên quan |
9. | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật | Bộ Khoa học và Công nghệ | Vụ PC | TCHQ, TCDTNN và các đơn vị có liên quan |
10. | Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2026, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 | Bộ Tư pháp | Vụ PC | Các đơn vị có liên quan |
D. Trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) | ||||
1. | Luật Cấp, thoát nước | Bộ Xây dựng | Vụ HCSN | Cục QLG, Vụ HCSN, Vụ CST, Vụ I, Vụ NSNN, Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
2. | Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù | Bộ Công an | Vụ I | Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
3. | Luật Dẫn độ | Bộ Công an | Vụ I | Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
4. | Luật Đường sắt (sửa đổi) | Bộ Giao thông vận tải | Cục TCDN | Cục QLCS, Cục QLGSCST, Vụ ĐT, Vụ HCSN và các đơn vị có liên quan |
5. | Luật Quản lý phát triển đô thị | Bộ Xây dựng | Vụ ĐT | Cục QLCS, Vụ NSNN, Vụ HCSN, Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
6. | Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc | Bộ Quốc phòng | Vụ I | Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
7. | Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) | Bộ Tư pháp | Vụ PC | Các đơn vị có liên quan |
8. | Luật Tương trợ tư pháp về dân sự | Bộ Tư pháp | Vụ PC | Các đơn vị có liên quan |
9. | Luật Tương trợ tư pháp về hình sự | Bộ Tư pháp | Vụ PC | Các đơn vị có liên quan |
10. | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa | Bộ Khoa học và Công nghệ | TCHQ | Cục QLG, Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
E. Trình Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025) | ||||
1. | Luật Cấp, thoát nước | Bộ Xây dựng | Vụ HCSN | Cục QLG, Vụ HCSN, Vụ CST, Vụ I, Vụ NSNN, Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
2. | Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù | Bộ Công an | Vụ I | Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
3. | Luật Dẫn độ | Bộ Công an | Vụ I | Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
4. | Luật Đường sắt (sửa đổi) | Bộ Giao thông vận tải | Cục TCDN | Cục QLCS, Cục QLGSCST, Vụ ĐT, Vụ HCSN và các đơn vị có liên quan |
5. | Luật Quản lý phát triển đô thị | Bộ Xây dựng | Vụ ĐT | Cục QLCS, Vụ NSNN, Vụ HCSN, Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
6. | Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc | Bộ Quốc phòng | Vụ I | Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
7. | Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) | Bộ Tư pháp | Vụ PC | Các đơn vị có liên quan |
8. | Luật Tương trợ tư pháp về dân sự | Bộ Tư pháp | Vụ PC | Các đơn vị có liên quan |
9. | Luật Tương trợ tư pháp về hình sự | Bộ Tư pháp | Vụ PC | Các đơn vị có liên quan |
10. | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa | Bộ Khoa học và Công nghệ | TCHQ | Cục QLG, Vụ PC và các đơn vị có liên quan |
26 dự án Luật, Pháp lệnh trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại các kỳ họp thứ 8, 9, 10 gồm những gì? (Hình từ Internet)
Kỳ họp Quốc hội thứ 8, 9, 10 do ai chủ trì kỳ họp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có nội dung như sau:
Chủ trì kỳ họp Quốc hội
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì kỳ họp Quốc hội theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, bảo đảm để kỳ họp Quốc hội được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, đạt hiệu quả thiết thực theo chương trình đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm để Quốc hội thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Như vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thực hiện chủ trì kỳ họp thứ 8, 9, 10 Quốc hội khoá XV.
Quy định về biểu quyết tại phiên họp của Quốc hội như thế nào?
Căn cứ tại Điều 20 Nội quy Kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định về biểu quyết tại phiên họp toàn thể của Quốc hội như sau:
- Dự thảo luật, dự thảo nghị quyết, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội thông qua và đề xuất một số vấn đề còn ý kiến khác nhau cần biểu quyết trước khi biểu quyết thông qua toàn văn dự thảo luật, dự thảo nghị quyết phải được gửi đến đại biểu Quốc hội nghiên cứu chậm nhất là 24 giờ trước phiên biểu quyết thông qua.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề còn ý kiến khác nhau cần trình Quốc hội biểu quyết trước khi biểu quyết thông qua toàn văn dự thảo luật, dự thảo nghị quyết theo đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm tra.
- Quốc hội quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây:
+ Biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử;
+ Biểu quyết bằng bỏ phiếu kín;
+ Biểu quyết bằng giơ tay.
Hình thức biểu quyết do Quốc hội quyết định được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
- Trình tự biểu quyết tại phiên họp toàn thể được tiến hành như sau:
+ Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp nêu rõ vấn đề Quốc hội cần biểu quyết;
+ Quốc hội biểu quyết;
+ Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp báo cáo kết quả biểu quyết trong trường hợp biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử và biểu quyết bằng giơ tay. Trưởng Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả biểu quyết trong trường hợp biểu quyết bằng bỏ phiếu kín.
- Việc tiến hành biểu quyết được thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp, đại biểu Quốc hội không biểu quyết thay đại biểu Quốc hội khác. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.
- Luật, nghị quyết và các quyết định khác của Quốc hội được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành;trường hợp làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, thông qua Hiến pháp, quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.Trường hợp Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội có quy định khác về tỷ lệ đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì áp dụng quy định của văn bản đó.
- Trường hợp cần biểu quyết lại một vấn đề đã được Quốc hội biểu quyết thông qua nhưng chưa có hiệu lực thi hành thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự án, dự thảo, báo cáo, cơ quan chủ trì thẩm tra trình Quốc hội xem xét, quyết định việc biểu quyết lại theo trình tự như sau:
+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội việc biểu quyết lại;
+ Quốc hội xem xét, thông qua việc biểu quyết lại.
- Trình tự Quốc hội xem xét, quyết định vấn đề đã được Quốc hội quyết định biểu quyết lại như sau:
+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội vấn đề cần biểu quyết lại;
+ Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua vấn đề cần biểu quyết lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phụ cấp trách nhiệm là gì? Mức phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức?
- Chi phí bảo trì công trình xây dựng có bao gồm toàn bộ các nội dung chi phí trong thực hiện bảo trì công trình xây dựng không?
- Tổng cục Thuế giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các công việc gì theo quy định của pháp luật?
- Đảng viên ngoại tình có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? Đảng viên ly hôn có vi phạm pháp luật không?
- Giáo dục đại học là gì? Giáo dục đại học đào tạo trình độ nào theo quy định pháp luật về giáo dục?