10 nội dung thực hiện Kế hoạch Quy hoạch điện VIII theo quyết định của Thủ tướng chính phủ gồm những nội dung nào?
- 10 nội dung thực hiện Kế hoạch Quy hoạch điện VIII theo quyết định của Thủ tướng chính phủ gồm những nội dung nào?
- Yêu cầu đối với Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII là gì?
- Giải pháp thực hiện Quy hoạch điện VIII về phát triển nguồn nhân lực ra sao?
- Giải pháp thực hiện Quy hoạch điện VIII về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch như thế nào?
10 nội dung thực hiện Kế hoạch Quy hoạch điện VIII theo quyết định của Thủ tướng chính phủ gồm những nội dung nào?
Căn cứ Mục II Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 262/QĐ-TTg 2024 của Thủ tướng Chính phủ, 10 nội dung chính trong việc thực hiện Kế hoạch Quy hoạch điện VIII theo quyết định của Thủ tướng chính phủ gồm:
(1) Danh mục các dự án nguồn điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành tới năm 2030
(2) Công suất nguồn điện năng lượng tái tạo của các địa phương/vùng và danh mục các dự án nguồn điện tới năm 2030
(3) Các loại hình nguồn điện khác tới năm 2030
(4) Danh mục các dự án lưới điện truyền tải và liên kết lưới điện khu vực
(5) Chương trình phát triển điện nông thôn, miền núi và hải đảo
(6) Kế hoạch phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo
(7) Danh mục các đề án/dự án ưu tiên về hoàn thiện chính sách pháp luật và tăng cường năng lực của ngành điện
(8) Nhu cầu sử dụng đất tới năm 2030
(9) Nhu cầu vốn đầu tư tới năm 2030
(10) Giải pháp thực hiện quy hoạch
10 nội dung thực hiện Kế hoạch Quy hoạch điện VIII theo quyết định của Thủ tướng chính phủ gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII là gì?
Yêu cầu đối với Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII) được quy định tại tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định 262/QĐ-TTg 2024 gồm:
- Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII phải bám sát mục tiêu, định hướng của Quy hoạch điện VIII, cụ thể hóa được các nhiệm vụ được giao tại Quyết định 500/QĐ-TTg 2023 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đảm bảo phát triển nguồn điện cân đối theo vùng, miền, hướng tới cân bằng cung - cầu nội vùng; đảm bảo tính khả thi, đồng bộ và linh hoạt trong phát triển nguồn/lưới điện phù hợp với bối cảnh, nguồn lực quốc gia.
- Xác định cụ thể tiến độ và nguồn lực thực hiện các đề án/dự án ưu tiên về hoàn thiện chính sách, pháp luật, tăng cường năng lực khoa học công nghệ của ngành điện trong thời kỳ quy hoạch.
- Xác định cụ thể danh mục, tiến độ các dự án nguồn điện, lưới điện quan trọng, ưu tiên của ngành điện bao gồm lưới điện liên kết khu vực trong thời kỳ quy hoạch; danh mục, tiến độ các dự án năng lượng tái tạo (thủy điện nhỏ, điện gió trên bờ, điện sinh khối, điện sản xuất từ rác...) cho từng địa phương tới năm 2025.
- Huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển điện lực.
- Đảm bảo tính tuân thủ, kế thừa, đồng bộ với các quy hoạch ngành/kế hoạch thực hiện quy hoạch cấp quốc gia được duyệt, đảm bảo tính liên kết, thống nhất trong thực hiện.
Giải pháp thực hiện Quy hoạch điện VIII về phát triển nguồn nhân lực ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 7 Mục VI Quyết định 500/QĐ-TTg 2023, Giải pháp thực hiện Quy hoạch điện VIII về phát triển nguồn nhân lực như sau:
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực phát điện, truyền tải, phân phối, điều độ, thị trường điện, lưới điện thông minh...
- Xây dựng đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học có trình độ cao trong lĩnh vực điện lực; xây dựng các đơn vị mạnh về khoa học - công nghệ điện lực.
- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý ngành điện ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới.
- Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, đa dạng hóa hình thức đào tạo nhân lực, gắn đào tạo với thực tế sản xuất, đảm bảo đủ trình độ năng lực vận hành hệ thống điện quy mô lớn, tích hợp tỷ trọng cao các nguồn năng lượng tái tạo, ứng dụng công nghệ lưới điện thông minh.
Giải pháp thực hiện Quy hoạch điện VIII về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch như thế nào?
Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch điện VIII được quy định tại tiểu mục 11 Mục VI Quyết định 500/QĐ-TTg 2023 như sau:
- Khẩn trương xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch sau khi Quy hoạch điện VIII được phê duyệt.
Lựa chọn dự án ưu tiên căn cứ theo tiêu chí, luận chứng nêu tại khoản 1, mục V, Điều 1 của Quyết định 500/QĐ-TTg 2023.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành điện lực, bao gồm dữ liệu về quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch để làm cơ sở giám sát tình hình thực hiện quy hoạch.
Thường xuyên rà soát tình hình phát triển phụ tải toàn quốc và các địa phương, tiến độ thực hiện các công trình nguồn và lưới điện để đề xuất các giải pháp điều chỉnh cơ cấu nguồn điện, tiến độ nếu cần thiết, đảm bảo cung cầu điện của nền kinh tế.
- Quản lý hiệu quả việc phát triển các nguồn điện tự sản, tự tiêu, nguồn điện đồng phát, nguồn điện sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, các sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ trong các cơ sở công nghiệp, nguồn điện mặt trời mái nhà và các nguồn điện được các đơn vị phát điện và mua điện tự thỏa thuận mua bán điện trực tiếp với nhau.
- Phát huy hơn nữa vai trò của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực trong việc kiểm tra, đôn đốc các dự án trọng điểm về điện lực, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.
- Xây dựng và áp dụng thiết chế về tính kỷ luật và tuân thủ trong việc tổ chức triển khai Quy hoạch điện VIII đối với các chủ đầu tư, các bộ, ngành, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các địa phương.
Xây dựng chế tài xử lý, thu hồi các dự án chậm, không triển khai theo tiến độ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?