1 Đô la Mỹ bằng bao nhiêu tiền Việt Nam hiện nay cập nhật liên tục? Tỷ giá mua bán ngoại tệ được xác định như thế nào?
1 Đô la Mỹ bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?
Tại Thông báo 338/TB-NHNN năm 2023 có công bố tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng cho ngày 4/11/2023 như sau:
Tỷ giá trung tâm | Tỷ giá |
1 Đô la Mỹ = | 23.951 VND |
Bằng chữ | Hai mươi ba nghìn chín trăm năm mươi mốt Đồng Việt Nam |
Số văn bản | 380/TB-NHNN |
Ngày ban hành | 08/12/2023 |
1 Đô la Mỹ bằng bao nhiêu tiền Việt Nam hiện nay cập nhật liên tục? Tỷ giá mua bán ngoại tệ được xác định như thế nào?
Tỷ giá mua bán ngoại tệ được xác định thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông 02/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch
1. Tổ chức tín dụng được phép phải quy định các loại ngoại tệ giao dịch tại tổ chức tín dụng.
2. Tỷ giá giao ngay giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch giao ngay, giao dịch giao ngay trong giao dịch hoán đổi được xác định trên cơ sở tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại ngày giao dịch và phạm vi biên độ do Ngân hàng Nhà nước quy định.
3. Tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi do các bên tham gia giao dịch thỏa thuận nhưng không vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở:
a) Tỷ giá giao ngay tại ngày giao dịch;
b) Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố và lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Funds Target Rate). Trường hợp lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ nằm trong khoảng biên độ thì áp dụng mức lãi suất thấp nhất trong khoảng biên độ đó.
c) Kỳ hạn của giao dịch.
4. Tỷ giá giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác ngoài Đô la Mỹ và tỷ giá giữa các ngoại tệ với nhau trong giao dịch ngoại tệ do các bên thỏa thuận.
5. Tổ chức tín dụng được phép phải niêm yết tỷ giá giao ngay giữa Đồng Việt Nam và các ngoại tệ trong giao dịch với khách hàng tại các địa điểm giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép và trên trang thông tin điện tử chính thức (nếu có). Tổ chức tín dụng được phép thực hiện giao dịch với khách hàng theo tỷ giá niêm yết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác về tỷ giá áp dụng tại thời điểm giao dịch.
Theo như quy định trên thì:
(1) Tỷ giá giao ngay (tỷ giá giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay) giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch giao ngay, giao dịch giao ngay trong giao dịch hoán đổi được xác định trên cơ sở tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại ngày giao dịch và phạm vi biên độ do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Đồng thời, Điều 2 Quyết định 2730/QĐ-NHNN năm 2015 cũng có quy định về tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ như sau:
1. Tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ được xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ.
2. “Tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ” tại Quyết định này là “Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ”.
Theo đó, Tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ sẽ được công bố thường xuyên trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
Bên cạnh đó, tại Điều 1 Quyết định 1747/QĐ-NHNN năm 2022 có quy định về tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam với ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép, theo đó:
Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng được phép) thực hiện ấn định tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay (spot) của đồng Việt Nam với các ngoại tệ theo nguyên tắc sau:
1. Đối với Đô la Mỹ: Không được vượt quá biên độ ± 5% (năm phần trăm) so với tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày giao dịch đó.
2. Đối với các ngoại tệ khác: Do tổ chức tín dụng được phép xác định.
3. Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán do tổ chức tín dụng được phép xác định.
(2) Tỷ giá kỳ hạn (giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn) giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi do các bên tham gia giao dịch thỏa thuận nhưng không vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở:
+ Tỷ giá giao ngay tại ngày giao dịch;
+ Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố và lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Funds Target Rate). Trường hợp lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ nằm trong khoảng biên độ thì áp dụng mức lãi suất thấp nhất trong khoảng biên độ đó.
+ Kỳ hạn của giao dịch.
(3) Tỷ giá giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác ngoài Đô la Mỹ và tỷ giá giữa các ngoại tệ với nhau trong giao dịch ngoại tệ do các bên thỏa thuận.
Mang theo ngoại tệ tiền mặt khi xuất cảnh, nhập cảnh thì có phải khai Tờ khai Hải quan không?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 120/2015/TT-BTC quy định về mẫu, chế độ in, phát hành, quản lý và sử dụng Tờ khai Hải quan dùng cho người xuất cảnh, nhập cảnh (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Thông tư 52/2017/TT-BTC), cụ thể như sau:
Quy định việc khai trên Tờ khai Hải quan
1. Người xuất cảnh, nhập cảnh phải khai Tờ khai Hải quan khi xuất cảnh, nhập cảnh nếu thuộc các đối tượng sau:
a) Có hành lý ký gửi trước hoặc sau chuyến đi;
b) Có hàng hóa tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập;
c) Có hàng hóa phải nộp thuế: rượu từ 20 độ trở lên vượt trên 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ vượt trên 2 lít hoặc đồ uống có cồn, bia vượt trên 3 lít; thuốc lá điếu vượt trên 200 điếu hoặc xì gà vượt trên 20 điếu hoặc thuốc lá sợi vượt trên 250 gam; các vật phẩm khác có tổng trị giá trên 10.000.000 đồng Việt Nam;
d) Mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, kim loại quý, đá quý, công cụ chuyển nhượng, mang vàng xuất cảnh, mang vàng nhập cảnh phải khai báo hải quan theo quy định tại Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 và Thông tư số 11/2014/TT-NHNN ngày 28/3/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cụ thể:
d.1. Mang theo ngoại tệ có trị giá trên 5.000 USD hoặc ngoại tệ khác tương đương hoặc mang trên 15.000.000 đồng Việt Nam;
…
đ) Người nhập cảnh có nhu cầu xác nhận hải quan đối với ngoại tệ tiền mặt trị giá bằng hoặc thấp hơn 5.000 USD (hoặc ngoại tệ khác tương đương).
2. Người xuất cảnh, nhập cảnh thực hiện khai Tờ khai Hải quan theo trang 4 của mẫu Tờ khai Hải quan và Phụ lục số 04 ban hành kèm Thông tư này; khai đầy đủ thông tin vào các ô trên các trang 02, trang 03 của Tờ khai Hải quan trước khi làm thủ tục với các cơ quan Hải quan tại cửa khẩu theo từng lần xuất cảnh, nhập cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai của mình; ghi rõ ràng, không được tẩy xóa, sửa chữa; không sử dụng bút chì, bút mực đỏ để khai.
Như vậy, khi mang ngoại tệ vượt định mức quy định trên thì phải khai báo trên tờ khai hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?