04 chính sách ưu đãi khám chữa bệnh cho hộ nghèo năm 2023? Xác định hộ nghèo dựa trên các tiêu chí nào?

Cho hỏi chính sách khám ưu đãi chữa bệnh cho hộ nghèo năm 2023? Xác định hộ nghèo dựa trên các tiêu chí nào? Câu hỏi của anh Đạt đến từ Cà Mau.

Tiêu chí xác định hộ nghèo ở khu vực nông thôn để áp dụng chính sách ưu đãi khám chữa bệnh?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, tiêu chí xác định hộ nghèo ở khu vực nông thôn được quy định như sau:

* Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025:

- Tiêu chí thu nhập khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.

- Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản

+ Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.

+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

+ Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP.

* Chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Như vậy, tiêu chí xác định hộ nghèo ở khu vực nông thôn để áp dụng chính sách ưu đãi khám chữa bệnh được xác định theo các tiêu chí nêu trên.

04 chính sách ưu đãi khám chữa bệnh cho hộ nghèo năm 2023? Xác định hộ nghèo dựa trên các tiêu chí nào?

04 chính sách ưu đãi khám chữa bệnh cho hộ nghèo năm 2023? Xác định hộ nghèo dựa trên các tiêu chí nào? (Hình từ Internet)

Tiêu chí xác định hộ nghèo ở khu vực thành thị để áp dụng chính sách ưu đãi khám chữa bệnh?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, tiêu chí xác định hộ nghèo ở khu vực nông thôn được quy định như sau:

* Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025:

- Tiêu chí thu nhập khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.

- Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản

+ Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.

+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

- Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP.

* Chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Như vậy, tiêu chí xác định chuẩn hộ nghèo ở khu vực thành thị áp dụng chính sách ưu đãi khám chữa bệnh được xác định theo quy định nêu trên.

Ai được quyết định công nhận một hộ thuộc danh sách hộ nghèo?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Hộ nghèo, hộ cận nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn;"

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định công nhận một hộ thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn

04 chính sách ưu đãi khám chữa bệnh cho hộ nghèo năm 2023?

* Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí:

Căn cứ khoản 9 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:

Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác, cụ thể:
a) Người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về bảo hiểm y tế quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn;

Theo đó, người thuộc hộ nghèo không phải mất tiền mua BHYT mà sẽ được cấp thẻ miễn phí để hưởng các quyền lợi về BHYT.

* Ưu đãi về mức hưởng BHYT:

- Khám chữa bệnh đúng tuyến:

Tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;
...

Như vậy, người thuộc hộ gia đình nghèo khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được Quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng với mức hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh.

- Khám chữa bệnh trái tuyến:

+ Đang sống ở vùng có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn:

Căn cứ khoản 5 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) như sau:

Khám chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương: mức hưởng BHYT là 100%.

+ Không sống ở vùng có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn:

Theo khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014), người thuộc hộ gia đình nghèo thông thường đi khám chữa bệnh trái tuyến được hưởng BHYT với tỷ lệ như sau:

Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú;

Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

* Hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân nghèo nằm viện

Theo khoản 3 Điều 1 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg, người thuộc hộ nghèo khi điều trị nội trú các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên được hỗ trợ tiền ăn với mức tối thiểu 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày.

Mức lương cơ sở áp dụng năm 2021 là 1,49 triệu đồng.

* Mức hỗ trợ chi phí đi lại, chuyển viện

Đồng thời, cũng tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg, ngoài việc được hỗ trợ tiền ăn, bệnh nhân nghèo còn được hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện trong các trường hợp:

- Khi điều trị nội trú tuyến huyện trở lên;

- Cấp cứu;

- Tử vong;

- Bệnh quá nặng và và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.

Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chi phí làm thêm giờ của nhân viên y tế có được tính vào chi phí tiền lương trong giá khám chữa bệnh không?
Pháp luật
Tải về Danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh theo Thông tư 23 mới nhất? Tải về file word?
Pháp luật
Chăm sóc người bệnh cấp 1 được quy định như thế nào? Phân cấp chăm sóc người bệnh dựa trên cơ sở gì?
Pháp luật
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh cần phải đáp ứng các điều kiện chung như thế nào để được cấp Giấy phép hoạt động?
Pháp luật
Cách xác định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo phương pháp chi phí áp dụng từ ngày 17 10 2024?
Pháp luật
Phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh từ 17 10 2024 theo Thông tư 21 2024 TT-BYT như thế nào?
Pháp luật
Đã có Thông tư 21 2024 TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh đúng không?
Pháp luật
Mẫu giấy cam kết chấp thuận phẫu thuật, thủ thuật và gây mê hồi sức 01/BV2 theo Thông tư 32/2023/TT-BYT?
Pháp luật
Người nhà bệnh nhân chửi bới, đánh đập bác sĩ và nhân viên y tế thì có có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh có tính thời gian cơ sở khám chữa bệnh trong quân đội tạm ngừng kinh doanh không?
Pháp luật
Chủ đề Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 là gì? Ngày An toàn người bệnh Thế giới 2024 ngày nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh
15,081 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám chữa bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám chữa bệnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào