03 trường hợp cần lưu ý khi thu phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy? Cơ sở dùng để tính phí thẩm duyệt phòng cháy và chữa cháy?

Cho hỏi các trường hợp lưu ý khi thu phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy? Phí thẩm duyệt thiết kế dùng làm gì? Câu hỏi của anh Hải đến từ Tiền Giang.

03 trường hợp lưu ý khi thu phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục II Phụ lục V ban hành kèm theo Công văn 2075/C07-P4 năm 2022, 03 trường hợp lưu ý khi thu phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy như sau:

Thứ nhất, đối với hồ sơ thiết kế cải tạo (công trình, phương tiện đã được nghiệm thu, sau đó cải tạo ngắn chia mặt bằng, công năng, thay đổi hệ thống, giải pháp PCCC...): khi hồ sơ bảo đảm yêu cầu về PCCC thì thực hiện việc thu phí thẩm duyệt theo quy định tại Thông tư 258/2016/TT-BTC dựa trên dự toán xây dựng của thiết kế cải tạo (không bao gồm chi phí sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư và được tính toán trước thuế).

Thứ hai, đối với hồ sơ thiết kế điều chỉnh (công trình, phương tiện đã được thẩm duyệt nhưng chưa nghiệm thu, trong quá trình thi công có điều chỉnh quy mô, tính chất, ngăn chia mặt bằng, giải pháp PCCC...):

- Trường hợp nội dung thiết kế chỉ điều chỉnh một phần hạng mục, hệ thống PCCC trong công trình, chỉ xem xét thẩm duyệt đối với nội dung điều chỉnh và cấp văn bản thẩm duyệt cho nội dung điều chỉnh thì không thực hiện việc thu phí thẩm duyệt;

- Trường hợp nội dung thiết kế điều chỉnh làm thay đổi toàn bộ phương án thiết kế đã được duyệt (quy mô, công năng, tính chất sử dụng và các giải pháp PCCC...) mà phải thực hiện thẩm duyệt lại và cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC mới, thay thế Giấy chứng nhận thẩm duyệt đã cấp trước đó thì thực hiện thu phí thẩm duyệt theo quy định tại Thông tư 258/2016/TT-BTC trên tổng mức đầu tư mới;

- Đối với trường hợp bổ sung xây dựng thêm công trình, hạng mục công trình mới trong dự án đã được thẩm duyệt, thì thực hiện thu phí thẩm duyệt theo quy định tại Thông tư số 258/2016/TT-BTC trên tổng mức đầu tư xây dựng hạng mục, công trình mới.

Thứ ba, trường hợp dự án có nhiều công trình, hạng mục công trình thuộc các đối tượng thu phí khác nhau tại Biểu mức tỷ lệ tính phỉ quy định tại Thông tư 258/2016/TT-BTC mà thực hiện thẩm duyệt và cấp chung một Giấy chứng nhận thêm duyệt đồng thời cho các công trình, hạng mục công trình này thì phí thẩm duyệt được tính toán bằng tổng phí thi duyệt của từng nhóm công trình, hạng mục công trình thuộc cung đối tượng thu phí.

03 trường hợp lưu ý khi thu phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy? Phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy được dùng làm gì?

03 trường hợp cần lưu ý khi thu phí thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy? Cơ sở dùng để tính phí thẩm duyệt phòng cháy và chữa cháy? (Hình từ Internet)

Phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được dùng làm gì?

Căn cứ theo Mục III Phụ lục V ban hành kèm theo Công văn 2075/C07-P4 năm 2022, phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được sử dụng vào 02 nhóm sau:

* Chi theo quy định tại Nghị định 120/2016/NĐ-CP:

- Chi thanh toán cho cá nhân trực tiếp thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định) theo hợp đồng với cơ quan thu phí (trường hợp đã trả tiền lương từ nguồn phỉ thẩm duyệt được trích lại, sẽ không trả lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định),

- Chi phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí thẩm duyệt, bao gồm:

+ Chi mua văn phòng phẩm như: Giấy in, giấy photocopy, bút, thước, dao, kéo, bấm kim, bấm lỗ...

+ Chi mua vật tư văn phòng như: Bàn, ghế văn phòng, máy in, máy scan, máy photocopy, máy vi tính để bàn, máy tính xách tay, máy chiếu, hệ thống âm thanh phục vụ thẩm duyệt và hội đồng thẩm định thực hiện thẩm định dự án.

+ Chi sử dụng thông tin liên lạc (điện thoại, internet...), điện, nước trong và ngoài giờ hành chính, chỉ công tác phí (chi phí đi lại, tiền thuê chỗ ở, tiền lưu trú) cho cá nhân thực hiện công tác thẩm duyệt;

- Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho thực hiện thẩm duyệt, thu phí; khấu hao tài sản cố định để thực hiện thẩm duyệt, thu phí;

- Chi mua sắm thiết bị làm việc, vật tư và nguyên liệu liên quan trực tiếp đến việc thực hiện thẩm duyệt và thu phí như: Vật liệu, thiết bị để xây dựng mô hình, kiểm tra, đánh giá các giải pháp kỹ thuật về PCCC phức tạp, mới đối với dự án, công trình (thử tải trọng của mặt đường phía trên phần ngầm của dự án để bảo đảm an toàn cho xe chữa cháy, xe thang di chuyển, đỗ và triển khai hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, thử khả năng ngăn cháy và chống tụ khói đối với buồng thang bộ, riêng thang máy trong nhà cao tầng: thử khả năng thoát khỏi trong các không gian ngầm, không gian công cộng của công trình...).

* Chi theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 258/2016/TT-BTC:

- Chi bổ sung, hỗ trợ mua, thay thế, thuê phương tiện, thiết bị phục vụ công tác thẩm duyệt theo quy định tại Thông tư, hướng dẫn của Bộ Công an; hỗ trợ lưu trữ hồ sơ thẩm duyệt, thực hiện như sau:

+ Đơn vị nghiên cứu, đề xuất trang bị phương tiện thiết bị PCCC phục vụ công tác thẩm duyệt theo danh mục được quy định tại Thông tư 16/2015/TTBCA và Công văn 2502/BCA-C66 năm 2017 hướng dẫn danh mục các loại phương tiện, thiết bị PCCC được hỗ trợ mua, thay thế, thuê phục vụ công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC;

+ Trường hợp phương tiện, thiết bị thuộc danh mục này chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng hoặc chủng loại phương tiện, thiết bị để thực hiện trong quá trình thẩm duyệt các dự án, công trình mới, công nghệ kỹ thuật hiện đại, phức tập các địa phương cần nghiên cứu, có ý kiến để xuất gửi về C07 để tập hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Công an quyết định;

+ Chi để đầu tư, mua sắm toàn bộ hoặc một phần phương tiện thiết bị phục vụ công tác thẩm duyệt đã được phê duyệt trong đề án, dự án cấp cho Bộ Công an khi nguồn kinh phí triển khai còn thiếu hoặc chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác và không sử dụng nguồn ngân sách nhà nước đã duyệt theo đề án, dự án để mua các phương tiện, thiết bị được mua từ nguồn phí thẩm duyệt;

+ Chi để đầu tư, mua bổ sung, thay thế các phương tiện, thiết bị PCCC đã được trang bị phục vụ công tác thẩm duyệt bị hư hỏng hoặc hết niên hạn sử dụng mà chưa có nguồn ngân sách nhà nước bổ sung kịp thời;

+ Chi để thuê phương tiện, thiết bị thực hiện công tác thẩm duyệt (đối với các phương tiện, thiết bị không sử dụng thường xuyên hoặc khó khăn trong việc di chuyển);

+ Chi mua giá để hồ sơ, thùng, hòm, điều kiện khác... để lưu hồ sơ, bản vẽ; máy tính và phần mềm để lưu hồ sơ, Trường hợp ngân sách nhà nước cấp chưa đáp ứng để đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc cải tạo kho lưu trữ hồ sơ, các địa phương cần đề xuất C07 tập hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Công an quyết định định về việc chỉ hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc cải tạo kho thực hiện lưu trữ hồ sơ thẩm duyệt;

- Chi hội đồng thẩm định dự án, thuê tổ chức thực hiện thẩm định dự án; mua và địch tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ công tác thẩm duyệt; chỉ làm thêm giờ cho cá nhân thực hiện thẩm duyệt và thu phí; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác thẩm duyệt, thực hiện như sau:

+ Chi xin ý kiến chuyên gia, tổ chức hội đồng thẩm định để đánh giá giải pháp PCCC mới, phức tạp của các dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới để phục vụ công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC;

+ Chi thuế cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng thực hiện thẩm định về PCCC hồ sơ thiết kế các dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cao và phức tạp về giải pháp PCCC để phục vụ công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC (việc thẩm định về PCCC được thực hiện đồng thời và độc lập với thấm duyệt thiết kế về PCCC của cơ quan thu phí, kết quả thẩm định coi là một trong những căn cứ để ra Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC);

+ Chi làm thêm giờ cho cá nhân thực hiện công việc thẩm định, thẩm duyệt và thu phí (thủ tục chi làm thêm giờ thực hiện theo quy định);

+ Chi tổ chức thực hiện tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm duyệt cho cán bộ làm công tác thẩm duyệt để nắm bắt được các yêu cầu về công nghệ mới, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC mới và quy định về PCCC của các nước tiên tiến được áp dụng cho các dự án tại Việt Nam nhằm nâng cao nghiệp vụ và bảo đảm thực hiện thông nhất trong toan quốc.

- Các khoản chỉ khác liên quan trực tiếp đến việc thực hiện thẩm duyệt và thu phí, như: Chi in ấn, mua biên lai, hỏa hơn thu phí và biểu mẫu Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kể về PCCC...

Tính phí thẩm duyệt phòng cháy và chữa cháy dựa trên cơ sở nào?

Căn cứ theo Mục I Phụ lục V ban hành kèm theo Công văn 2075/C07-P4 năm 2022, tính phí thẩm duyệt phòng cháy và chữa cháy dựa trên cơ sở sau:

Việc thu phí thẩm duyệt dựa trên tổng mức đầu tư (không bao gồm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, chỉ phí sử dụng đất..) là căn cứ trên dự toán xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư phải có giá trị phù hợp với chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

- Tổng mức đầu tư của dự án được căn cứ theo dự toán được xác nhận của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và các đơn vị khác có liên quan theo quy định kèm theo quyết định phê duyệt dự án đầu tư của chủ đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư của dự án. Đối với phương tiện giao thông cơ giới căn cứ theo dự toán hoặc quyết định đầu tư của chủ phương tiện.

Do đó, trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, tỉnh phí thẩm duyệt thiết kế về PCCC cho công trình, dự án cần xem xét tổng mức đầu tự do chủ đầu tư phê duyệt có tương ứng, phù hợp với quyết định phê duyệt dự án đầu tư của chủ đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư của dự án không.

- Khi thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với công trình theo từng hạng mục công trình nằm trong dự án, cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp dự toán xây dựng công trình, trong đó có dự toán xây dựng hạng mục công trình đề nghị thẩm duyệt.

Dự toán xây dựng phải phù hợp với tổng mức đầu tư (không bao gồm chi phí sử dụng đất và đền bù tái định cư) theo quy định tại Điều 5 Nghị định 10/2012/NĐ-CP (chủ đầu tư, đơn vị lập dự toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của tổng mức đầu tư được lập và phải phù hợp với tổng mức đầu tư xây dựng được thể hiện trong chứng nhận đầu tư hoặc chủ trương đầu tư).

Đồng thời, trong quá trình thẩm duyệt cần phải lưu ý về nhóm dự án để xác định thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

- Dự án được phê duyệt, trong quyết định phê duyệt chung dự án trong quá trình thực hiện, chủ đầu tư phân chia và thực hiện từng giai đoạn, hạng mục và đề nghị thẩm duyệt về PCCC, trong quá trình thẩm duyệt, nếu cấp Giấy chứng nhận thấm duyệt cho giai đoạn, hạng mục dự án thì cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH căn cứ theo dự toán của giai đoạn, hạng mục để thu phí thấm duyệt (cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt đối với hạng mục, giai đoạn có công năng, hoạt động độc lập với các hạng mục khác thuộc dự án, ví dụ Khu dân cư có nhiều hạng mục, khối nhà ở, công cộng, dịch vụ...).

Lưu ý: Tổng mức đầu tư để tính phí thẩm duyệt phải được tính toán trước thuế.


Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy từ theo Thông tư 55/2024 áp dụng từ 16 12?
Pháp luật
Công trình nào phải thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy? Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt thiết kế phòng cháy chửa cháy?
Pháp luật
Mẫu Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy PC07 mới nhất 2024 theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP?
Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cấp trung ương mới nhất 2024?
Pháp luật
Mẫu PC06 văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2024 theo Nghị định 50 thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định mới nhất 2024?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy năm 2024 gồm những tài liệu gì?
Pháp luật
Đối tượng nào thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy năm 2024 theo Nghị định 50?
Pháp luật
Cải tạo công trình có phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy không? Không thẩm duyệt thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế cơ sở của công trình phòng cháy chữa cháy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
2,995 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào