Hồ sơ xin việc gồm những gì? Khi đi chứng thực sơ yếu lý lịch cần những giấy tờ gì và chứng thực sơ yếu lý lịch ở đâu?
Sơ yếu lý lịch là gì? Bao gồm những nội dung gì?
Sơ yếu lý lịch được hiểu là tờ khai khai tổng quan những thông tin liên quan đến người xin việc, bao gồm thông tin về cá nhân và thông tin về gia đình (bố, mẹ, vợ, chồng, anh, chị em…) của ứng viên xin việc đó; sơ yếu lý lịch có vai trò quan trọng và thường được dùng để hoàn thiện bộ hồ sơ xin việc hay làm các thủ tục hành chính liên quan.
Trên thực tế, không ít người xin việc nhầm lẫn sơ yếu lý lịch và CV (Curriculum Vitae) là 1 nhưng sự thật thì 2 loại giấy tờ này là hoàn toàn khác nhau. Nếu CV chỉ cung cấp thông tin quá trình học của cá nhân ứng viên thì sơ yếu lý lịch lại mang tính chất tổng quan hơn, bao gồm thông tin của ứng viên và những thành viên trong gia đình.
Một mẫu sơ yếu lý lịch chuẩn sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
+ Ảnh 4x6 (có đóng dấu giáp lai của cơ quan xác nhận lý lịch);
+ Thông tin cá nhân: họ tên, giới tính, năm sinh, nguyên quán, hộ khẩu thường trú, số CMND, dân tộc, trình độ văn hóa, ngày vào Đoàn - Đảng…;
+ Hoàn cảnh gia đình: họ tên, năm sinh, chỗ ở, nghề nghiệp của bố, mẹ, vợ/ chồng, anh-chị-em ruột…;
+ Quá trình học tập - làm việc của người làm đơn (thời gian, cơ quan, công tác, chức vụ..);
+ Khen thưởng - kỷ luật;
+ Lời cam đoan;
+ Chữ ký và xác nhận đóng dấu của địa phương.
Tải về mẫu sơ yếu lý lịch mới nhất 2023: Tại Đây
Sơ yếu lý lịch
Hồ sơ xin việc làm phải có những giấy tờ nào ?
Tại khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động, trong đó:
Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
=> Như vậy, luật không quy định cụ thể phải cung cấp những hồ sơ giấy tờ gì khi xin việc. Tuy nhiên, người lao động phải cung cấp những thông tin nêu trên hoặc giấy tờ liên quan đến những thông tin nêu trên cho công ty, người sử dụng lao động. Đồng thời, một số công ty sẽ yêu cầu ứng viên nộp bản sơ yếu lý lịch.
Tải về mẫu đơn xin việc mới nhất 2023: Tại Đây
Chứng thực sơ yếu lý lịch ở đâu?
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP thì "Các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân"; cụ thể:
- Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu.
- Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.
- Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình.
Điều này có nghĩa người thực hiện chứng thực chỉ chứng nhận chữ ký trên Sơ yếu lý lịch là của người yêu cầu chứng thực, còn không chịu trách nhiệm về nội dung trên Sơ yếu lý lịch.
Vì vậy, chị có thể lựa chọn những nơi sau để yêu cầu chứng thực chữ ký trên Sơ yếu lý lịch theo quy định về thẩm quyền chứng thực chữ ký tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP miễn thuận tiện :
- Ra bất kỳ UBND phường, xã hoặc Phòng tư pháp cấp huyện nào (không bắt buộc phải là nơi có hộ khẩu thường trú).
- Ra bất kỳ Phòng công chứng/Văn phòng công chứng nào.
- Ra Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (đối với người đang ở nước ngoài).
Cần chuẩn bị giấy tờ gì khi đi chứng thực sơ yếu lý lịch ?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định, chị là người yêu cầu chứng thực chữ ký cần chuẩn bị:
- Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
+ Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
- Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
+ Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
+ Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?