Hồ sơ và thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể?
- Trách nhiệm xây dựng đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được quy định thế nào?
- Hồ sơ phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể?
- Ai có thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể?
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được quy định ra sao?
Trách nhiệm xây dựng đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 39/2024/NĐ-CP, trách nhiệm xây dựng đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được quy định cụ thể như sau:
(1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng Đề án trên địa bàn;
(2) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xây dựng đề án theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
(3) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
+ Tổ chức thỏa thuận về đề án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đề nghị; có văn bản gửi cơ quan tổ chức có liên quan để lấy ý kiến khoa học hoặc tham vấn ý kiến chuyên gia, cộng đồng chủ thể trong trường hợp cần thiết;
+ Tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đề nghị.
+ Quyết định lựa chọn Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì xây dựng đề án trên cơ sở đồng thuận của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan trong trường hợp phạm vi đề án từ 02 (hai) đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan chịu trách nhiệm phối hợp xây dựng và triển khai đề án.
Hồ sơ và thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể? (Hình từ Internet)
Hồ sơ phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể?
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 15 Nghị định 39/2024/NĐ-CP, hồ sơ phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể được quy định cụ thể như sau:
(1) Hồ sơ gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận đề án, bao gồm:
- Văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị thỏa thuận đề án;
- Dự thảo đề án;
- Báo cáo thực trạng của di sản;
- Biên bản họp xin ý kiến đồng thuận rộng rãi của cộng đồng chủ thể di sản trên địa bàn thực hiện đề án;
- Các tài liệu liên quan khác để tham khảo, làm minh chứng cho các nội dung nêu tại đề án thuận lợi cho việc phê duyệt, thỏa thuận.
(2) Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO, bao gồm:
- Tờ trình của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án;
- Dự thảo đề án;
- Báo cáo thực trạng của di sản;
- Ý kiến thỏa thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ý kiến của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia;
- Biên bản họp xin ý kiến đồng thuận rộng rãi của cộng đồng chủ thể di sản trên địa bàn thực hiện đề án;
- Các tài liệu liên quan khác để tham khảo, làm minh chứng cho các nội dung nêu tại đề án hỗ trợ cho việc phê duyệt đề án.
Ai có thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể?
Thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 39/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO sau khi có ý kiến của Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt hoặc đồng phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn sau khi có thỏa thuận của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phê duyệt đề án do Bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đề án được triển khai, ý kiến chuyên môn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng liên quan.
Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 39/2024/NĐ-CP, kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được quy định cụ thể như sau:
(1) Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia bao gồm:
- Hàng năm, Nhà nước bố trí trong dự toán chi ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có liên quan căn cứ quy định hiện hành về phân cấp ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
- Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
- Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
(2) Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án khẩn cấp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu mới nhất danh sách đề nghị cấp lại thẻ đảng viên bị mất của cấp ủy cơ sở và chi bộ? Hướng dẫn cách ghi?
- Tứ đại Hoa hậu là gì? Miss International có thuộc Tứ đại Hoa hậu không? Đạt giải Miss International Việt Nam có phải đóng thuế?
- Mẫu Bảng kê chi tiết hóa đơn của tổ chức, cá nhân đến thời điểm quyết toán hóa đơn mới nhất? Tải về?
- Chung kết Miss Universe 2024 ngày nào? Chung kết Miss Universe 2024 lúc mấy giờ? Hồ sơ dự thi hoa hậu quốc tế bao gồm những tài liệu nào?
- Mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm dành cho cá nhân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm rút kinh nghiệm?