Hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam hiện nay gồm có những giấy tờ nào?
- Hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam hiện nay gồm có những giấy tờ nào?
- Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài phải thông báo về việc thành lập Văn phòng đại diện cho cơ quan nào khi được cấp Giấy phép thành lập?
- Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có quyền và nghĩa vụ như thế nào theo quy định của pháp luật Việt Nam?
Hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam hiện nay gồm có những giấy tờ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 63/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 3 Điều 1 Nghị định 124/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
1. Tổ chức trọng tài nước ngoài muốn thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện tại Việt Nam phải có hồ sơ đề nghị thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản.
Giấy phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày ký.
...
3. Hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện gồm 01 bộ giấy tờ sau đây:
a) Đơn đề nghị thành lập Văn phòng đại diện;
b) Bản sao có chứng thực Điều lệ của Tổ chức trọng tài nước ngoài.
4. Đơn đề nghị thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được làm bằng tiếng Việt. Các giấy tờ kèm theo đơn đề nghị nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, theo quy định nêu trên, hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam hiện nay gồm có các giấy tờ sau:
(1) Đơn đề nghị thành lập Văn phòng đại diện;
(2) Bản sao có chứng thực Điều lệ của Tổ chức trọng tài nước ngoài.
Tổ chức trọng tài nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày Bộ Tư pháp nhận được hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Trong trường hợp từ chối cấp Giấy phép thì được thông báo bằng văn bản.
Lưu ý:
- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được làm bằng tiếng Việt. Các giấy tờ kèm theo đơn đề nghị nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam hiện nay gồm có những giấy tờ nào? (Hình từ Internet)
Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài phải thông báo về việc thành lập Văn phòng đại diện cho cơ quan nào khi được cấp Giấy phép thành lập?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký hoạt động Chi nhánh, thông báo việc thành lập Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
...
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài phải thông báo bằng văn bản về việc thành lập Văn phòng đại diện cho Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở của Văn phòng đại diện. Hồ sơ thông báo gồm 01 bộ giấy tờ sau đây:
a) Thông báo về việc lập Văn phòng đại diện;
b) Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài; trong trường hợp nộp bản sao phải kèm theo bản chính để đối chiếu.
5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chi nhánh được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài phải đăng báo hàng ngày của Trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động của Chi nhánh trong ba số liên tiếp về việc lập Chi nhánh.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài phải thông báo bằng văn bản về việc thành lập Văn phòng đại diện cho Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở của Văn phòng đại diện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập.
Theo đó, hồ sơ thông báo về việc thành lập Văn phòng đại diện gồm 01 bộ giấy tờ sau đây:
- Thông báo về việc lập Văn phòng đại diện;
- Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài; trong trường hợp nộp bản sao phải kèm theo bản chính để đối chiếu.
Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có quyền và nghĩa vụ như thế nào theo quy định của pháp luật Việt Nam?
Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điều 78 Luật Trọng tài thương mại 2010, cụ thể như sau:
(1) Tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động trọng tài của tổ chức mình tại Việt Nam.
(2) Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
(3) Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(4) Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
(5) Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(6) Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
(7) Không được thực hiện hoạt động trọng tài tại Việt Nam.
(8) Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá hoạt động trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(9) Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện.
(10) Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Văn phòng đại diện với Sở Tư pháp nơi Văn phòng đại diện đăng ký hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?