Hồ sơ phân định ranh giới rừng gồm những giấy tờ gì? Hồ sơ phân định ranh giới rừng của chủ rừng do ai quản lý?
Hồ sơ phân định ranh giới rừng gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT về hồ sơ phân định ranh giới rừng như sau:
Hồ sơ phân định ranh giới rừng
1. Sơ đồ vị trí mốc, bảng trên bản đồ phân định ranh giới rừng quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Bản mô tả đường phân định ranh giới rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
3. Bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường phân định ranh giới rừng theo Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
4. Bản tọa độ vị trí mốc, bảng theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
5. Bảng tổng hợp vị trí tọa độ vị trí mốc, bảng theo Mẫu số 05 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
Theo quy định trên, hồ sơ phân định ranh giới rừng gồm:
- Sơ đồ vị trí mốc, bảng trên bản đồ phân định ranh giới rừng quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT.
- Bản mô tả đường phân định ranh giới rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT.
- Bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường phân định ranh giới rừng theo Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT.
- Bản tọa độ vị trí mốc, bảng theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT.
- Bảng tổng hợp vị trí tọa độ vị trí mốc, bảng theo Mẫu số 05 Phụ lục kèm theo Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT.
Hồ sơ phân định ranh giới rừng gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ phân định ranh giới rừng của chủ rừng do ai quản lý?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT về quản lý hồ sơ phân định ranh giới rừng như sau:
Quản lý hồ sơ phân định ranh giới rừng
1. Thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
2. Hồ sơ của chủ rừng là tổ chức được lập thành 04 bộ, quản lý tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh trong trường hợp không có cơ quan kiểm lâm cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã và chủ rừng.
3. Hồ sơ của các chủ rừng không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này do chủ rừng tự lập và quản lý.
Theo đó, hồ sơ của chủ rừng là tổ chức được lập thành 04 bộ, quản lý tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh trong trường hợp không có cơ quan kiểm lâm cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã và chủ rừng.
Hồ sơ của các chủ rừng không thuộc quy định trường hợp trên do chủ rừng tự lập và quản lý.
Bản mô tả đường phân định ranh giới rừng trong hồ sơ phân định ranh giới rừng có những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT về mô tả đường phân định ranh giới rừng như sau:
Mô tả đường phân định ranh giới rừng
1. Nội dung mô tả: các điểm đặc trưng, hướng, tọa độ, khoảng cách giữa các điểm đặc trưng và chiều dài đường ranh giới rừng.
2. Phương pháp mô tả
a) Trường hợp đường phân định ranh giới khu rừng đã có kết quả mô tả hoặc khu rừng liền kề đã mô tả thì sử dụng kết quả mô tả đó.
b) Trường hợp đường phân định ranh giới khu rừng chưa được mô tả, thực hiện như sau: đường phân định ranh giới bắt đầu từ điểm đặc trưng đầu tiên tại điểm cực Bắc của khu rừng, mô tả theo chiều kim đồng hồ, bảo đảm tính liên tục, khép kín trên toàn bộ đường phân định ranh giới rừng. Trường hợp trên đường phân định ranh giới khu rừng không có điểm đặc trưng, sử dụng máy định vị (GPS) để xác định tọa độ và mô tả đường phân định ranh giới theo tọa độ đó.
3. Lập bản mô tả đường phân định ranh giới rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
4. Lập bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường phân định ranh giới rừng theo Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Thông tư này. Tọa độ các điểm đặc trưng đo 03 lần bằng GPS và lấy giá trị bình quân.
Theo quy định trên, bản mô tả đường phân định ranh giới rừng trong hồ sơ phân định ranh giới rừng có các nội dung sau: các điểm đặc trưng, hướng, tọa độ, khoảng cách giữa các điểm đặc trưng và chiều dài đường ranh giới rừng.
Phương pháp mô tả đường phân định ranh giới rừng như sau:
- Trường hợp đường phân định ranh giới khu rừng đã có kết quả mô tả hoặc khu rừng liền kề đã mô tả thì sử dụng kết quả mô tả đó.
- Trường hợp đường phân định ranh giới khu rừng chưa được mô tả, thực hiện như sau: đường phân định ranh giới bắt đầu từ điểm đặc trưng đầu tiên tại điểm cực Bắc của khu rừng, mô tả theo chiều kim đồng hồ, bảo đảm tính liên tục, khép kín trên toàn bộ đường phân định ranh giới rừng.
Trường hợp trên đường phân định ranh giới khu rừng không có điểm đặc trưng, sử dụng máy định vị (GPS) để xác định tọa độ và mô tả đường phân định ranh giới theo tọa độ đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?