Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro nào thì cơ quan thuế thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế sau?
- Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro nào thì cơ quan thuế thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế sau?
- Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro cao về thuế mà không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau thì việc kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế được thực hiện trong thời hạn nào?
- Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại như thế nào?
Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro nào thì cơ quan thuế thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế sau?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định như sau:
Áp dụng quản lý rủi ro trong hoàn thuế
Cơ quan thuế phân loại hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan hoặc các quy định hiện hành. Đối với phân loại hồ sơ hoàn thuế theo rủi ro, căn cứ kết quả phân loại rủi ro hồ sơ hoàn thuế tại Điều 13 Thông tư này, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp phù hợp trong giải quyết, xử lý hồ sơ hoàn thuế như sau:
1. Phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế
a) Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro cao về thuế: Thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế sau
Trong 12 tháng liên tục tính từ đầu năm tài chính, người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế liên tiếp được đánh giá là rủi ro cao:
a.1) Trường hợp lần đánh giá rủi ro đang thực hiện so với lần đánh giá trước liền kề khác nhau về tổng số điểm rủi ro hoặc điểm rủi ro tại mỗi tiêu chí, chỉ số khác nhau: Hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau.
a.2) Trường hợp lần đánh giá rủi ro đang thực hiện so với lần đánh giá trước liền kề giống nhau về tổng số điểm và số điểm tại mỗi tiêu chí, chỉ số; hoặc hồ sơ hoàn thuế đang thực hiện so với lần đánh giá trước liền kề có số điểm rủi ro tại mỗi chỉ số thấp hơn dẫn đến tổng điểm rủi ro thấp hơn tương ứng:
- Kết quả kiểm tra hồ sơ hoàn thuế lần trước liền kề hoặc thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế không phát hiện hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì hồ sơ hoàn thuế lần tiếp theo không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.
...
Như vậy, theo quy định hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro cao về thuế thì cơ quan thuế thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.
Lưu ý: Trường hợp, sau khi ứng dụng phân loại hồ sơ hoàn thuế, trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, pháp luật hải quan hoặc trường hợp nếu người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng, cơ quan thuế thay đổi việc áp dụng hình thức phân loại hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế đang thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau sang thuộc diện hồ sơ kiểm tra trước hoàn thuế sau; việc phê duyệt thay đổi áp dụng hình thức phân loại phải được cập nhật vào hệ thống thông tin nghiệp vụ.
Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro nào thì cơ quan thuế thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế sau? (Hình từ Internet)
Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro cao về thuế mà không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau thì việc kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế được thực hiện trong thời hạn nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định như sau:
Áp dụng quản lý rủi ro trong hoàn thuế
...
2. Kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế
a) Việc sắp xếp thứ tự kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế được cơ quan thuế thực hiện trên cơ sở tổng điểm rủi ro từ cao xuống thấp trong thời hạn năm (05) năm kể từ ngày có quyết định hoàn thuế:
a1) Rủi ro cao (đối với hồ sơ hoàn thuế không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau quy định tại điểm a khoản 1 Điều này): Thực hiện kiểm tra, thanh tra trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế;
a2) Rủi ro trung bình: Thực hiện kiểm tra, thanh tra trong thời hạn ba (03) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế;
a3) Rủi ro thấp: Thực hiện kiểm tra, thanh tra trong thời hạn năm (05) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế;
a4) Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan thuế có thể kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế sớm hơn thời hạn nêu trên.
b) Tổng cục Thuế quy định cụ thể về kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế; kết hợp với thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế theo quy định.
Như vậy, theo quy định, hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro cao về thuế mà không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau thì việc kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế được thực hiện trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế.
Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại như thế nào?
Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại theo quy định tại Điều 12 Thông tư 31/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
(1) Rủi ro cao.
(2) Rủi ro trung bình.
(3) Rủi ro thấp.
Theo đó, mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10 và các tiêu chí quy định tại Phụ lục III Thông tư 31/2021/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?