Hồ sơ gửi Vụ Pháp chế đề nghị thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ký ban hành gồm những gì?
- Cơ quan nào chịu trách nhiệm thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ký ban hành?
- Hồ sơ gửi Vụ Pháp chế đề nghị thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật gồm những gì?
- Nội dung thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ký ban hành gồm những gì?
Cơ quan nào chịu trách nhiệm thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ký ban hành?
Căn cứ theo Điều 20 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Ban hành kèm theo Quyết định 06/2008/QĐ-BTTTT quy định như sau:
Cơ quan thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Vụ Pháp chế là cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành hoặc trước khi trình Bộ trưởng ký trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; trong trường hợp cần thiết, Vụ Pháp chế đề nghị đại diện các Vụ, Cục hoặc các chuyên gia có liên quan để cùng tham gia thẩm định.
2. Đối với văn bản quy phạm pháp luật do Vụ Pháp chế trực tiếp soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành, Vụ Pháp chế xem xét, đề xuất trình Bộ trưởng thành lập Hội đồng thẩm định nếu xét thấy cần thiết.
Theo đó, Vụ Pháp chế là cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành hoặc trước khi trình Bộ trưởng ký trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Trong trường hợp cần thiết, Vụ Pháp chế đề nghị đại diện các Vụ, Cục hoặc các chuyên gia có liên quan để cùng tham gia thẩm định.
Đối với văn bản quy phạm pháp luật do Vụ Pháp chế trực tiếp soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành, Vụ Pháp chế xem xét, đề xuất trình Bộ trưởng thành lập Hội đồng thẩm định nếu xét thấy cần thiết.
Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Hình từ Internet)
Hồ sơ gửi Vụ Pháp chế đề nghị thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 21 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Ban hành kèm theo Quyết định 06/2008/QĐ-BTTTT quy định như sau:
Hồ sơ gửi thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Hồ sơ gửi Vụ Pháp chế đề nghị thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
a) Công văn đề nghị Vụ Pháp chế thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
b) Dự thảo tờ trình Bộ trưởng hoặc dự thảo tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (nếu là dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ);
c) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật sau khi đã chỉnh lý;
d) Bản tổng hợp ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
đ) Tài liệu tham khảo (nếu có).
2. Số lượng hồ sơ gửi Vụ Pháp chế thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là 01 (một) bộ.
Theo quy định trên, hồ sơ gửi Vụ Pháp chế đề nghị thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ký ban hành bao gồm:
- Công văn đề nghị Vụ Pháp chế thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
- Dự thảo tờ trình Bộ trưởng hoặc dự thảo tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (nếu là dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ);
- Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật sau khi đã chỉnh lý;
- Bản tổng hợp ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Tài liệu tham khảo (nếu có).
Số lượng hồ sơ gửi Vụ Pháp chế thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là 01 bộ.
Nội dung thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ký ban hành gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 22 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Ban hành kèm theo Quyết định 06/2008/QĐ-BTTTT quy định như sau:
Nội dung và thời hạn thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Nội dung thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
a) Sự cần thiết ban hành văn bản;
b) Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng;
c) Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật hiện hành;
d) Sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Kỹ thuật soạn thảo, ngôn từ pháp lý của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
e) Đề xuất phương án xử lý những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.
2. Thời hạn thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tối đa là 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 21 của Quy chế này; trường hợp phải thành lập Hội đồng thẩm định thì thời hạn trên được kéo dài nhưng tối đa không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc, trừ trường hợp có lý do chính đáng và được Bộ trưởng đồng ý.
Theo đó, nội dung thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ký ban hành gồm:
- Sự cần thiết ban hành văn bản;
- Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng;
- Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật hiện hành;
- Sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Kỹ thuật soạn thảo, ngôn từ pháp lý của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
- Đề xuất phương án xử lý những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.
Lưu ý: Việc soạn thảo, ban hành các văn bản của Bộ bằng hình thức như văn bản quy phạm pháp luật: Quyết định tuyển dụng, nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luật, điều động, thuyên chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cử đi nước ngoài đối với cán bộ, công chức; quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo; quyết định thanh tra, kiểm tra; quyết định giao kế hoạch khoa học công nghệ hàng năm; chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua và các văn bản cá biệt khác để giải quyết những vụ việc cụ thể đối với những đối tượng cụ thể không chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?