Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính được lập mới khi nào? Cơ quan nào có thẩm quyền lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính?
Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính được lập mới khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 11/2024/TT-BNV như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính
1. Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính được lập khi Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; quyết định của cấp có thẩm quyền về xác định địa giới đơn vị hành chính tại khu vực chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành hoặc trường hợp cần thiết phải xê dịch vị trí cắm mốc địa giới đơn vị hành chính ở thực địa. Trong đó:
a) Thực hiện lập mới hồ sơ địa giới đơn vị hành chính khi đơn vị hành chính được thành lập, nhập, chia theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
b) Thực hiện chỉnh lý, bổ sung hồ sơ địa giới đơn vị hành chính đối với đơn vị hành chính không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính được lập mới khi đơn vị hành chính được thành lập, nhập, chia theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính được lập mới khi nào? Cơ quan nào có thẩm quyền lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 11/2024/TT-BNV như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Tổ chức lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
b) Giao nộp vào lưu trữ và bàn giao hồ sơ địa giới đơn vị hành chính theo quy định tại Thông tư này.
c) Bảo đảm điều kiện thực hiện lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính trong phạm vi địa giới đơn vị hành chính của địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới đơn vị hành chính trên thực địa tại địa phương; tổ chức tuyên truyền, phổ biến để Nhân dân nêu cao ý thức bảo vệ mốc địa giới đơn vị hành chính. Khi phát hiện mốc bị xê dịch vị trí, bị hư hỏng hoặc bị mất phải có trách nhiệm lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm theo quy định của pháp luật; báo cáo cấp có thẩm quyền để tổ chức khôi phục mốc địa giới đơn vị hành chính.
Như vậy, Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
Thành phần hồ sơ địa giới đơn vị hành chính bao gồm những gì?
Thành phần hồ sơ địa giới đơn vị hành chính được quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BNV như sau:
(1) Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, gồm:
- Bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã.
- Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc địa giới đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp xã.
- Bản xác nhận tọa độ mốc địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp xã.
- Bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp xã.
- Mô tả tình hình chung về địa giới đơn vị hành chính cấp xã.
- Biên bản xác nhận mô tả đường địa giới đơn vị hành chính cấp xã.
- Phiếu thống kê địa danh (dân cư, thủy văn, sơn văn).
- Biên bản bàn giao mốc địa giới đơn vị hành chính các cấp.
- Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp xã hoặc văn bản về xác định địa giới đơn vị hành chính cấp xã.
(2) Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, gồm:
- Bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp huyện.
- Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp huyện.
- Bảng tọa độ mốc địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh và các điểm đặc trưng trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp huyện.
- Mô tả tình hình chung về địa giới đơn vị hành chính cấp huyện.
- Bản xác nhận mô tả đường địa giới đơn vị hành chính cấp huyện.
- Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện hoặc văn bản về xác định địa giới đơn vị hành chính cấp huyện.
(3) Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm:
- Bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Bảng tọa độ mốc địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh và các điểm đặc trưng trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Mô tả tình hình chung về địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Bản xác nhận mô tả đường địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc văn bản về xác định địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xâm hại tình dục gồm những hành vi nào? Dấu hiệu nhận biết một người bị xâm hại tình dục ra sao?
- Cơ sở kinh doanh dược được đánh giá định kỳ đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự bao lâu một lần?
- Mục tiêu của giáo dục thường xuyên là gì? Chương trình này có thực hiện theo hình thức vừa làm vừa học?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân được nhận ủy thác quản lý nguồn vốn nào? Quỹ Hỗ trợ nông dân phải hạch toán, theo dõi riêng nguồn vốn nào?
- Việc vận chuyển công cụ hỗ trợ có phải cần có Giấy phép vận chuyển của cơ quan có thẩm quyền không?