Hồ sơ di chuyển và đưa trạm khí tượng thủy văn quốc gia vào hoạt động bao gồm những thành phần nào?
- Trạm khí tượng thủy văn quốc gia phải được di chuyển trong những trường hợp nào?
- Công tác di chuyển trạm khí tượng thủy văn quốc gia phải đáp ứng những yêu cầu kĩ thuật gì?
- Hồ sơ di chuyển trạm khí tượng thủy văn quốc gia bao gồm những thành phần nào?
- Để đưa trạm khí tượng thủy văn quốc gia đã di chuyển đi vào hoạt động cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Trạm khí tượng thủy văn quốc gia phải được di chuyển trong những trường hợp nào?
Theo điểm a khoản 3 Điều 14 Luật Khí tượng thủy văn 2015 quy định về thành lập, di chuyển, giải thể trạm khí tượng thủy văn như sau:
Thành lập, di chuyển, giải thể trạm khí tượng thủy văn
...
3. Di chuyển trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia:
a) Chỉ di chuyển trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia trong trường hợp: bị thiệt hại do thiên tai mà không khắc phục được; lý do quốc phòng, an ninh quốc gia; trạm thuộc phạm vi dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng; hành lang kỹ thuật bị vi phạm nghiêm trọng hoặc do ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên dẫn đến không đủ điều kiện kỹ thuật để quan trắc hoặc thông tin, dữ liệu quan trắc không còn tính đại diện, không phản ánh đúng quy luật tự nhiên và điều kiện khí tượng thủy văn tại khu vực đặt trạm.
Vị trí mới của trạm phải đáp ứng yêu cầu quan trắc và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan;
...
Như vậy, trạm khí tượng thủy văn quốc gia chi được di chuyển trong những trường hợp sau đây:
- Bị thiệt hại do thiên tai mà không khắc phục được;
- Lý do quốc phòng, an ninh quốc gia;
- Trạm thuộc phạm vi dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng;
- Hành lang kỹ thuật bị vi phạm nghiêm trọng hoặc do ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên dẫn đến không đủ điều kiện kỹ thuật để quan trắc hoặc thông tin, dữ liệu quan trắc không còn tính đại diện, không phản ánh đúng quy luật tự nhiên và điều kiện khí tượng thủy văn tại khu vực đặt trạm.
Trạm khí tượng thủy văn quốc gia (Hình từ Internet)
Công tác di chuyển trạm khí tượng thủy văn quốc gia phải đáp ứng những yêu cầu kĩ thuật gì?
Theo Điều 8 Thông tư 13/2021/TT-BTNMT quy định về yêu cầu kỹ thuật di chuyển trạm như sau:
Yêu cầu kỹ thuật di chuyển trạm
1. Vị trí trạm di chuyển đến phải bảo đảm tính tương đồng về điều kiện khí tượng thủy văn với trạm hiện có.
2. Số liệu quan trắc đồng thời tại hai vị trí phải bảo đảm tính tương quan chặt chẽ.
3. Trường hợp vị trí trạm di chuyển đến không đạt yêu cầu quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này thì giải thể trạm đang quan trắc và thành lập trạm mới thay thế trạm bị giải thể.
Theo đó, công tác di chuyển trạm khí tượng thủy văn quốc gia phải đáp ứng những yêu cầu kĩ thuật sau đây:
- Vị trí trạm di chuyển đến phải bảo đảm tính tương đồng về điều kiện khí tượng thủy văn với trạm hiện có.
- Số liệu quan trắc đồng thời tại hai vị trí phải bảo đảm tính tương quan chặt chẽ.
- Trường hợp vị trí trạm di chuyển đến không đạt yêu cầu về vị trí di chuyển trạm hoặc số liệu quan trắc đồng thời thì phải giải thể trạm đang quan trắc và thành lập trạm mới thay thế trạm bị giải thể.
Hồ sơ di chuyển trạm khí tượng thủy văn quốc gia bao gồm những thành phần nào?
Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 13/2021/TT-BTNMT quy định về hồ sơ di chuyển trạm và đưa trạm vào hoạt động như sau:
Hồ sơ di chuyển trạm và đưa trạm vào hoạt động
1. Hồ sơ di chuyển trạm:
a) Tờ trình của cơ quan, đơn vị được giao thực hiện di chuyển trạm;
b) Văn bản chấp thuận chủ trương di chuyển trạm;
c) Báo cáo khảo sát di chuyển trạm, công trình chuyên môn;
d) Báo cáo đánh giá kết quả vận hành thử nghiệm, quan trắc đồng thời;
đ) Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân về địa điểm, diện tích sử dụng đất để xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị, phương tiện đo;
e) Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
...
Như vậy, hồ sơ di chuyển trạm khí tượng thủy văn quốc gia bao gồm những thành phần như sau:
- Tờ trình của cơ quan, đơn vị được giao thực hiện di chuyển trạm;
- Văn bản chấp thuận chủ trương di chuyển trạm;
- Báo cáo khảo sát di chuyển trạm, công trình chuyên môn;
- Báo cáo đánh giá kết quả vận hành thử nghiệm, quan trắc đồng thời;
- Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân về địa điểm, diện tích sử dụng đất để xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị, phương tiện đo;
- Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Để đưa trạm khí tượng thủy văn quốc gia đã di chuyển đi vào hoạt động cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 13/2021/TT-BTNMT quy định về hồ sơ di chuyển trạm và đưa trạm vào hoạt động như sau:
Hồ sơ di chuyển trạm và đưa trạm vào hoạt động
...
2. Hồ sơ đưa trạm vào hoạt động chính thức:
a) Tờ trình của cơ quan, đơn vị được giao thực hiện di chuyển trạm;
b) Bản sao Quyết định di chuyển trạm;
c) Quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền hoặc bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có); Giấy xác nhận của chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân đối với các diện tích đất thuê, đất không thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
d) Biên bản nghiệm thu công trình, thiết bị, phương tiện đo;
đ) Bản sao chứng từ kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo khí tượng thủy văn, tài liệu kỹ thuật; hướng dẫn sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng phương tiện đo;
e) Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn trực thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn.
Theo đó, để đưa trạm khí tượng thủy văn quốc gia đã di chuyển đi vào hoạt động cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Tờ trình của cơ quan, đơn vị được giao thực hiện di chuyển trạm;
- Bản sao Quyết định di chuyển trạm;
- Quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền hoặc bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có); Giấy xác nhận của chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân đối với các diện tích đất thuê, đất không thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Biên bản nghiệm thu công trình, thiết bị, phương tiện đo;
- Bản sao chứng từ kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo khí tượng thủy văn, tài liệu kỹ thuật; hướng dẫn sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng phương tiện đo;
- Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn trực thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?