Hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà đầu tư tham gia dự thầu không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì xử lý thế nào?
Hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà đầu tư tham gia dự thầu không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì xử lý thế nào?
Trường hợp hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà đầu tư tham gia dự thầu không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật được quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Xử lý và lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
1. Hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu theo thời hạn sau đây:
a) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn: trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn;
b) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ: được thực hiện khi hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu của nhà thầu không được lựa chọn hoặc khi đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu.
2. Hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà đầu tư không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật được trả lại nguyên trạng cho nhà đầu tư khi hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư không được lựa chọn hoặc khi đăng tải kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
3. Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà nhà thầu, nhà đầu tư không nhận lại hồ sơ đề xuất về tài chính của mình thì bên mời thầu xem xét, quyết định việc hủy hồ sơ nhưng phải bảo đảm thông tin không bị tiết lộ.
4. Trường hợp hủy thầu, hồ sơ liên quan được lưu trữ trong thời hạn 05 năm kể từ ngày quyết định hủy thầu được ban hành.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà đầu tư không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì được trả lại nguyên trạng cho nhà đầu tư khi hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư không được lựa chọn hoặc khi đăng tải kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Trường hợp hết thời hạn nói trên mà nhà đầu tư không nhận lại hồ sơ đề xuất về tài chính của mình thì bên mời thầu xem xét, quyết định việc hủy hồ sơ nhưng phải bảo đảm thông tin không bị tiết lộ.
Hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà đầu tư tham gia dự thầu không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Thông tin về việc lựa chọn nhà đầu tư tham gia dự thầu được đăng tải ở đâu?
Việc đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư tham gia dự thầu được quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Thông tin về đấu thầu
...
2. Thông tin về lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
a) Thông tin về dự án đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này;
b) Thông báo mời quan tâm, hồ sơ mời quan tâm; kết quả mời quan tâm;
c) Thông báo mời thầu, hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có);
d) Kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
đ) Thông tin chủ yếu của hợp đồng;
e) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
g) Thông tin khác có liên quan.
3. Các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, trừ dự án, dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu có chứa thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Theo đó, thông tin về lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
(1) Thông tin về dự án đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Đấu thầu 2023;
(2) Thông báo mời quan tâm, hồ sơ mời quan tâm; kết quả mời quan tâm;
(3) Thông báo mời thầu, hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có);
(4) Kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
(5) Thông tin chủ yếu của hợp đồng;
(6) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
(7) Thông tin khác có liên quan.
Các thông tin trên được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, trừ dự án, dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu có chứa thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với ai?
Căn cứ khoản 5 Điều 6 Luật Đấu thầu 2023 quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu như sau:
Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
...
4. Nhà thầu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 30% của nhau;
c) Nhà thầu không có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế;
d) Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc phần vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.
5. Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
a) Cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu;
b) Nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời thầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
- Cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu;
- Nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời thầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?