Hồ sơ đề nghị phê duyệt tài liệu sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non gồm các tài liệu nào?
Ai có thẩm quyền phê duyệt tài liệu sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non?
Ai có thẩm quyền phê duyệt tài liệu sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 30/2021/TT-BGDĐT như sau:
Phê duyệt tài liệu
1. Thẩm quyền phê duyệt tài liệu
a) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tài liệu hướng dẫn cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non;
b) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương, hướng dẫn cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non trong các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh/thành phố.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thẩm quyền phê duyệt tài liệu sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non được quy định như sau:
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tài liệu hướng dẫn cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non;
- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương, hướng dẫn cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non trong các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh/thành phố.
Hồ sơ đề nghị phê duyệt tài liệu sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non gồm các tài liệu nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị phê duyệt tài liệu sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non gồm các tài liệu nào?
Hồ sơ đề nghị phê duyệt tài liệu sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non gồm các tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 30/2021/TT-BGDĐT như sau:
Phê duyệt tài liệu
…
2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt tài liệu
a) Văn bản đề nghị phê duyệt của đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định;
b) Tài liệu được Hội đồng xếp loại “Đạt”; đối với tài liệu được xếp loại “Đạt nhưng cần sửa chữa” cần có tài liệu được chỉnh sửa, báo cáo tiếp thu, giải trình và được Chủ tịch Hội đồng xác nhận đã chỉnh sửa theo đúng yêu cầu của Hội đồng;
c) Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định;
d) Biên bản họp Hội đồng thẩm định;
đ) Thuyết minh về tài liệu đề nghị thẩm định, gồm: tên tác giả, chủ biên, đồng chủ biên, tổng chủ biên (nếu có); mục đích biên soạn, đối tượng và phạm vi sử dụng; cấu trúc; nội dung; quá trình; kết quả thực nghiệm (nếu có); các thông tin liên quan khác.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị phê duyệt tài liệu sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị phê duyệt của đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định;
- Tài liệu được Hội đồng xếp loại “Đạt”; đối với tài liệu được xếp loại “Đạt nhưng cần sửa chữa” cần có tài liệu được chỉnh sửa, báo cáo tiếp thu, giải trình và được Chủ tịch Hội đồng xác nhận đã chỉnh sửa theo đúng yêu cầu của Hội đồng;
- Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định;
- Biên bản họp Hội đồng thẩm định;
- Thuyết minh về tài liệu đề nghị thẩm định, gồm: tên tác giả, chủ biên, đồng chủ biên, tổng chủ biên (nếu có); mục đích biên soạn, đối tượng và phạm vi sử dụng; cấu trúc; nội dung; quá trình; kết quả thực nghiệm (nếu có); các thông tin liên quan khác.
Tài liệu sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non được xếp loại như thế nào?
Tài liệu sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non được xếp loại theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 30/2021/TT-BGDĐT như sau:
Quy trình tổ chức thẩm định
1. Chậm nhất 15 (mười lăm) ngày trước phiên họp đầu tiên của Hội đồng, tài liệu được đơn vị tổ chức thẩm định gửi cho các thành viên Hội đồng; thành viên Hội đồng nhận xét, đánh giá tài liệu theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
2. Đánh giá, xếp loại tài liệu
Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư này, các Thành viên Hội đồng đánh giá, xếp loại tài liệu như sau:
a) Đánh giá chung và xếp loại tài liệu theo một trong ba loại: “Đạt”, “Đạt nhưng cần sửa chữa”, “Không đạt”;
b) Tài liệu được xếp loại “Đạt” nếu đạt tất cả các yêu cầu quy định tại Điều 3 Thông tư này;
c) Tài liệu được xếp loại “Đạt nhưng cần sửa chữa” nếu các yêu cầu quy định tại Thông tư được xếp loại “Đạt” hoặc “Đạt nhưng cần sửa chữa”. Tùy theo mức độ tài liệu đã sửa chữa, Chủ tịch Hội đồng xác nhận “Tài liệu đã được sửa chữa, đáp ứng yêu cầu của Hội đồng” hoặc quyết định lấy ý kiến thành viên Hội đồng bằng một hình thức phù hợp;
d) Tài liệu được xếp loại “Không đạt” trong những trường hợp còn lại.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tài liệu sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm nonđược xếp loại như sau:
- Đánh giá chung và xếp loại tài liệu theo một trong ba loại: “Đạt”, “Đạt nhưng cần sửa chữa”, “Không đạt”;
- Tài liệu được xếp loại “Đạt” nếu đạt tất cả các yêu cầu quy định tại Điều 3 Thông tư này;
- Tài liệu được xếp loại “Đạt nhưng cần sửa chữa” nếu các yêu cầu quy định tại Thông tư được xếp loại “Đạt” hoặc “Đạt nhưng cần sửa chữa”. Tùy theo mức độ tài liệu đã sửa chữa, Chủ tịch Hội đồng xác nhận “Tài liệu đã được sửa chữa, đáp ứng yêu cầu của Hội đồng” hoặc quyết định lấy ý kiến thành viên Hội đồng bằng một hình thức phù hợp;
- Tài liệu được xếp loại “Không đạt” trong những trường hợp còn lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?