Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú gồm những nội dung gì?
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 15 Mục I Quyết định 697/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định về thủ tục hành chính cấp tỉnh như sau:
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
...
15. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú
...
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ, gồm:
+ Đơn đề nghị của người khuyết tật;
+ Giấy giới thiệu của UBND cấp huyện;
+ Quyết định thôi hưởng trợ cấp, hỗ trợ kinh phí chăm sóc ở nơi cư trú cũ;
+ Hồ sơ đang hưởng trợ cấp, hỗ trợ kinh phí của người khuyết tật.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Người khuyết tật hoặc đại diện người khuyết tật.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú gồm những nội dung sau đây:
(1) Đơn đề nghị của người khuyết tật;
(2) Giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
(3) Quyết định thôi hưởng trợ cấp, hỗ trợ kinh phí chăm sóc ở nơi cư trú cũ;
(4) Hồ sơ đang hưởng trợ cấp, hỗ trợ kinh phí của người khuyết tật.
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào được quyền yêu cầu trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú?
Căn cứ khoản 15 Mục I Quyết định 697/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định về thủ tục hành chính cấp tỉnh như sau:
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
...
15. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú
...
- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ, gồm:
+ Đơn đề nghị của người khuyết tật;
+ Giấy giới thiệu của UBND cấp huyện;
+ Quyết định thôi hưởng trợ cấp, hỗ trợ kinh phí chăm sóc ở nơi cư trú cũ;
+ Hồ sơ đang hưởng trợ cấp, hỗ trợ kinh phí của người khuyết tật.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Người khuyết tật hoặc đại diện người khuyết tật.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
...
Như vậy, theo quy định, đối tượng được quyền yêu cầu trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú bao gồm: người khuyết tật hoặc đại diện người khuyết tật.
Trình tự thực hiện thủ tục trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú gồm các bước nào?
Căn cứ khoản 15 Mục I Quyết định 697/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định về thủ tục hành chính cấp tỉnh như sau:
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
...
15. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú
- Trình tự, thời gian thực hiện:
+ Bước 1: Người khuyết tật đang được hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc chuyển đi nơi khác làm đơn đề nghị thôi nhận trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc ở nơi cư trú cũ và đề nghị nhận trợ cấp ở nơi cư trú mới, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi cư trú cũ.
+ Bước 2: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi hưởng trợ cấp, hỗ trợ kinh phí chăm sóc và giấy giới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú mới của đối tượng, kèm theo hồ sơ đang hưởng trợ cấp của đối tượng.
+ Bước 3: Người khuyết tật nộp giấy giới thiệu và hồ sơ tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cư trú mới.
+ Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và giấy giới thiệu, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cư trú mới có trách nhiệm xem xét và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc theo mức tương ứng của địa phương.
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp.
...
Như vậy, trình tự thực hiện thủ tục trợ cấp xã hội khi người khuyết tật thay đổi nơi cư trú gồm các bước sau đây:
Bước 1: Người khuyết tật đang được hưởng trợ cấp xã hội chuyển đi nơi khác làm đơn đề nghị thôi nhận trợ cấp xã hội ở nơi cư trú cũ và đề nghị nhận trợ cấp ở nơi cư trú mới, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi cư trú cũ.
Bước 2: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi hưởng trợ cấp và giấy giới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú mới của đối tượng, kèm theo hồ sơ đang hưởng trợ cấp của đối tượng.
Bước 3: Người khuyết tật nộp giấy giới thiệu và hồ sơ tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cư trú mới.
Bước 4: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cư trú mới có trách nhiệm xem xét và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hưởng trợ cấp xã hội theo mức tương ứng của địa phương.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tuyến đường bị chặn ngày 22 4? Tuyến cấm đường Hợp luyện diễu binh 22 4 TPHCM Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 4?
- Mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN dành cho nhân viên văn phòng hiện nay? Nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN ở đâu?
- Lịch nghỉ 30 4 1 5 năm 2025 học sinh, sinh viên? 30/4 1/5 2025 học sinh, sinh viên nghỉ mấy ngày?
- Cán bộ công chức cấp huyện trở lên được điều động về xã thì chế độ lương và phụ cấp có bị thay đổi không theo Nghị định 33?
- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc Bộ Quốc phòng năm 2025 ra sao?