Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những nội dung gì?
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những nội dung gì?
- Cách thức nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định thế nào?
- Thời hạn giải quyết thủ tục đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là bao lâu?
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 PHẦN II Thủ tục hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1696/QĐ-BTP năm 2019 quy định như sau:
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ BỘ TƯ PHÁP
1. Đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
...
1.2. Hồ sơ đề nghị bao gồm:
- Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa theo mẫu được quy định tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định này;
- Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật giữa tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó nêu rõ nội dung tư vấn, phí dịch vụ tư vấn.
1.3. Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến bộ, cơ quan ngang bộ.
1.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những nội dung sau đây:
(1) Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa: TẢI VỀ
(2) Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
(3) Hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật giữa tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó nêu rõ nội dung tư vấn, phí dịch vụ tư vấn.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Cách thức nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 PHẦN II Thủ tục hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1696/QĐ-BTP năm 2019 quy định như sau:
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ BỘ TƯ PHÁP
1. Đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1. Trình tự thực hiện:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên pháp luật theo lĩnh vực quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ thông qua danh sách tư vấn viên pháp luật được đăng tải trên Cổng thông tin của bộ, cơ quan ngang bộ đó.
Sau khi thỏa thuận dịch vụ tư vấn pháp luật với tư vấn viên pháp luật phù hợp thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP, doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc bằng phương thức điện tử đến bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật về vụ việc, vướng mắc.
1.2. Hồ sơ đề nghị bao gồm:
- Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa theo mẫu được quy định tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định này;
....
Như vậy, theo quy định thì doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể gửi hồ sơ thông qua hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc bằng phương thức điện tử đến bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật về vụ việc, vướng mắc.
Thời hạn giải quyết thủ tục đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 PHẦN II Thủ tục hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1696/QĐ-BTP năm 2019 quy định như sau:
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ BỘ TƯ PHÁP
1. Đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
...
1.7. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, bộ, cơ quan ngang bộ xem xét thông báo bằng văn bản về việc đồng ý hoặc không đồng ý hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo nguyên tắc quy định tại Điều 4 và các quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP.
1.8. Phí, lệ phí: không.
1.9. Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:
- Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017 (Khoản 3 Điều 14);
- Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (Điều 13);
- Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Khoản 2 Điều 9).
Như vậy, thời hạn giải quyết thủ tục đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?