Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên người dân tộc thiểu số tại trường đại học công lập phải được gửi về cơ quan, đơn vị nào?
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên người dân tộc thiểu số tại trường đại học công lập phải được gửi về cơ quan, đơn vị nào?
- Dự toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên người dân tộc thiểu số phải được lập theo mẫu nào?
- Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập dành cho sính viên người dân tộc thiểu sổ được cấp theo hình thức nào?
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên người dân tộc thiểu số tại trường đại học công lập phải được gửi về cơ quan, đơn vị nào?
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên người dân tộc thiểu số tại trường đại học công lập phải được gửi về cơ quan, đơn vị nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC quy định về hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên tại đại học công lập như sau:
Trình tự, thủ tục và hồ sơ
1. Về trình tự, thủ tục và hồ sơ:
a) Trong vòng 30 ngày kể từ khi khai giảng năm học, cơ sở giáo dục đại học thông báo cho sinh viên học tại cơ sở giáo dục về chính sách hỗ trợ chi phí học tập, thời gian nộp hồ sơ và hướng dẫn sinh viên nộp một bộ hồ sơ theo quy định sau:
- Đối với sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập: gửi hồ sơ về phòng Lao động Thương binh - Xã hội cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là phòng Lao động Thương binh - Xã hội) nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú.
- Đối với sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học công lập: gửi hồ sơ về cơ sở giáo dục đại học công lập nơi sinh viên theo học.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập (mẫu đơn theo phụ lục I, II);
- Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (bản sao có công chứng);
- Giấy khai sinh (bản sao có công chứng);
...
Theo đó, sinh viên người dân tộc thiểu số đang học tại trường đại học công lập phải gửi hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập về cơ sở giáo dục đại học công lập nơi mình đang học.
Dự toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên người dân tộc thiểu số phải được lập theo mẫu nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC quy định về thẩm định hồ sơ như sau:
Trình tự, thủ tục và hồ sơ
...
2. Thẩm định hồ sơ:
a) Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập: Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học công lập, căn cứ quy định tại Điều 2; Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch này, tổ chức quy trình thẩm định, đối chiếu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ; tổng hợp, lập danh sách và dự toán kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên theo phụ lục III, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp kiểm tra, phê duyệt, tổng hợp gửi cơ quan tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị của sinh viên và hướng dẫn sinh viên nộp hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú) để thẩm định, phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng chính sách và xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên gửi cơ quan tài chính cùng cấp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thủ trưởng cơ sở giáo dục giáo dục đại học ngoài công lập chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung ghi trên giấy xác nhận của sinh viên.
Dẫn chiếu Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC quy định về mẫu dự toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập như sau:
Như vậy, cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện tổng hợp, lập danh sách và dự toán kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên người dân tộc thiểu số theo mẫu dự toán nêu trên để báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp kiểm tra, phê duyệt, tổng hợp gửi cơ quan tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập dành cho sính viên người dân tộc thiểu sổ được cấp theo hình thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC quy định về hình thức cấp kinh phí hỗ trợ chi phí học tập như sau:
Phương thức chi trả kinh phí hỗ trợ chi phí học tập
1. Đối với sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học công lập
Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên cơ sở giáo dục đại học công lập được ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo hình thức giao dự toán. Việc phân bổ dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập giáo dục đại học công lập được thực hiện đồng thời với thời điểm phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, trong đó khi giao dự toán, cơ quan chủ quản phải ghi rõ dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho người học thuộc đối tượng được hỗ trợ đang theo học tại cơ sở giáo dục đại học công lập.
Khi rút dự toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập; cơ sở giáo dục đại học công lập phải gửi cơ quan Kho bạc nhà nước nơi đơn vị giao dịch bản tổng hợp đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ chi phí học tập (gồm các nội dung: Họ, tên người học thuộc diện được hưởng, hiện đang theo học tại trường; mức chi và tổng nhu cầu kinh phí đề nghị cấp) kèm theo đầy đủ các hồ sơ (bản photo) về việc xác nhận đối tượng theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Thông tư này. Từ lần rút dự toán sau, cơ sở giáo dục đại học không phải gửi các hồ sơ kèm theo (trừ trường hợp có thay đổi về đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập).
...
Theo đó, kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên cơ sở giáo dục đại học công lập được ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo hình thức giao dự toán.
Việc phân bổ dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập giáo dục đại học công lập được thực hiện đồng thời với thời điểm phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, trong đó khi giao dự toán, cơ quan chủ quản phải ghi rõ dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho người học thuộc đối tượng được hỗ trợ đang theo học tại cơ sở giáo dục đại học công lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?