Hồ sơ đề nghị chuyển nhượng Phần vốn góp giữa các thành viên tổ chức tài chính vi mô là công ty TNHH hai thành viên trở lên cần những gì?
- Việc chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên tổ chức tài chính vi mô là công ty TNHH hai thành viên trở lên cần đảm bảo điều kiện gì?
- Hồ sơ đề nghị chuyển nhượng Phần vốn góp giữa các thành viên tổ chức tài chính vi mô là công ty TNHH hai thành viên trở lên cần những gì?
- Trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận việc chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên tổ chức tài chính vi mô là công ty TNHH hai thành viên trở lên thực hiện ra sao?
Việc chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên tổ chức tài chính vi mô là công ty TNHH hai thành viên trở lên cần đảm bảo điều kiện gì?
Căn cứ Điều 31 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định về điều kiện chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên tổ chức tài chính vi mô như sau:
Chuyển nhượng phần vốn góp
1. Việc chuyển nhượng phần vốn góp phải tuân thủ các quy định của Điều 29 Thông tư này, Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, thành viên sáng lập chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên sáng lập khác với điều kiện đảm bảo các tỷ lệ sở hữu vốn góp quy định tại Điều 29 Thông tư này.
3. Đối với tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, các thành viên góp vốn được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho thành viên góp vốn, tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên đảm bảo:
a) Không làm thay đổi hình thức pháp lý của tổ chức tài chính vi mô;
b) Ưu tiên chuyển nhượng phần vốn cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ với cùng điều kiện;
c) Việc chuyển nhượng phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác chỉ được thực hiện khi các thành viên góp vốn còn lại không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày chào bán và được thực hiện theo các điều kiện không ưu đãi hơn các điều kiện chuyển nhượng cho các bên góp vốn còn lại trong tổ chức tài chính vi mô;
d) Tổ chức, cá nhân khác nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ thành viên phải đáp ứng điều kiện tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
4. Việc chuyển nhượng vốn góp phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện. Hồ sơ, trình tự chấp thuận việc chuyển nhượng vốn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, việc chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên tổ chức tài chính vi mô là công ty TNHH hai thành viên cần đảm bảo điều kiện sau:
(1) Không làm thay đổi hình thức pháp lý của tổ chức tài chính vi mô;
(2) Ưu tiên chuyển nhượng phần vốn cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ với cùng điều kiện;
(3) Việc chuyển nhượng phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác chỉ được thực hiện khi các thành viên góp vốn còn lại không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày chào bán và được thực hiện theo các điều kiện không ưu đãi hơn các điều kiện chuyển nhượng cho các bên góp vốn còn lại trong tổ chức tài chính vi mô;
(4) Tổ chức, cá nhân khác nhận chuyển nhượng Phần vốn góp từ thành viên phải đáp ứng điều kiện tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 03/2018/TT-NHNN.
Tải về Mẫu hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp mới nhất 2023: Tại Đây
Hồ sơ đề nghị chuyển nhượng Phần vốn góp giữa các thành viên tổ chức tài chính vi mô là công ty TNHH hai thành viên trở lên cần những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị chuyển nhượng Phần vốn góp giữa các thành viên tổ chức tài chính vi mô là công ty TNHH hai thành viên trở lên cần những gì?
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 10/2018/TT-NHNN thì hồ sơ đề nghị chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên tổ chức tài chính vi mô là công ty TNHH hai thành viên cần:
(1) Văn bản đề nghị chấp thuận chuyển nhượng Phần vốn góp, trong đó nêu rõ:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của bên bán, bên mua, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng; tỷ lệ chuyển nhượng Phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu và giá trị Phần vốn góp của các thành viên góp vốn trước và sau khi mua bán, chuyển nhượng Phần vốn góp;
- Lý do chuyển nhượng phần vốn góp;
- Thời điểm dự kiến thực hiện chuyển nhượng;
(2) Quyết định của Hội đồng thành viên thông qua việc chuyển nhượng Phần vốn góp;
(3) Văn bản của bên mua, bên nhận chuyển nhượng cam kết về tính hợp pháp của nguồn vốn dùng để mua, nhận chuyển nhượng Phần vốn góp;
(4) Văn bản cam kết chuyển nhượng Phần vốn góp giữa bên bán, bên chuyển nhượng và bên mua, bên nhận chuyển nhượng.
Trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận việc chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên tổ chức tài chính vi mô là công ty TNHH hai thành viên trở lên thực hiện ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 10/2018/TT-NHNN việc chuyển nhượng Phần vốn góp giữa các thành viên tổ chức tài chính vi mô là công ty TNHH hai thành viên thực hiện theo trình tự thủ tục như sau:
Bước 1: Tổ chức tài chính vi mô lập hồ sơ theo quy định và gửi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tài chính vi mô bổ sung hồ sơ;
Bước 2: Xem xét và chấp thuận hồ sơ đề nghị chuyển nhượng
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận đề nghị chuyển nhượng Phần vốn góp của tổ chức tài chính vi mô; trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Hoàn tất việc chuyển nhượng Phần vốn góp
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận, các bên tham gia chuyển nhượng phải hoàn tất việc chuyển nhượng Phần vốn góp.
Quá thời hạn 30 ngày mà các bên tham gia chuyển nhượng không hoàn tất việc chuyển nhượng Phần vốn góp, văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất việc chuyển nhượng Phần vốn góp, tổ chức tài chính vi mô gửi Ngân hàng Nhà nước thông báo đã hoàn tất việc chuyển nhượng Phần vốn góp.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo hoàn tất việc chuyển nhượng Phần vốn góp của tổ chức tài chính vi mô, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép của tổ chức tài chính vi mô.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?