Hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông được lập như thế nào mới hợp lệ? Các tiêu chí kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ là gì?
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông?
Tại Điều 5 Thông tư 12/2013/TT-BTTTT quy định về cơ quan có thẩm quyền cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:
(1) Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện, cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện trên cơ sở hồ sơ thẩm định do Cục Viễn thông trình.
(2) Cục Viễn thông cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông khác ngoài các trường hợp do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp được quy định tại khoản 1 nêu trên.
Hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông được lập như thế nào mới hợp lệ? (Hình từ Internet)
Có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông thông qua các hình thức gì?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 12/2013/TT-BTTTT có quy định như sau:
Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và hồ sơ bổ sung (nếu có) cho Cục Viễn thông theo một trong các hình thức sau:
a) Nộp trực tiếp;
b) Nộp bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính;
c) Nộp trực tuyến.
2. Cục Viễn thông có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp.
3. Đối với hồ sơ nộp trực tiếp, ngày nhận hồ sơ là ngày nhân viên tiếp nhận hồ sơ của Cục Viễn thông nhận được hồ sơ do doanh nghiệp trực tiếp nộp.
4. Đối với hồ sơ nộp bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính, ngày nhận hồ sơ là ngày nhân viên tiếp nhận hồ sơ của Cục Viễn thông nhận được hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển đến.
5. Cục Viễn thông hướng dẫn cụ thể việc nộp hồ sơ trực tuyến khi điều kiện kỹ thuật cho phép áp dụng.
Như vậy hiện nay doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và hồ sơ bổ sung (nếu có) cho Cục Viễn thông theo một trong các hình thức sau:
(1) Nộp trực tiếp;
(2) Nộp bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính;
(3) Nộp trực tuyến.
Hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông được lập như thế nào mới hợp lệ? Các tiêu chí kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ là gì?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 12/2013/TT-BTTTT quy định hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông phải được lập như sau:
- Hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông phải được làm bằng tiếng Việt, gồm 01 (một) bộ hồ sơ gốc và 04 (bốn) bộ hồ sơ sao đối với các trường hợp đề nghị cấp giấy phép và đề nghị cấp mới giấy phép, 01 (một) bộ hồ sơ gốc và 02 (hai) bộ hồ sơ sao đối với các trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép và đề nghị gia hạn giấy phép.
- Bộ hồ sơ gốc phải có đủ dấu xác nhận của doanh nghiệp, dấu chứng thực bản sao như sau:
+ Có đóng dấu của doanh nghiệp nộp hồ sơ đối với: đơn đề nghị cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông; cam kết thực hiện giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng;
+ Có dấu chứng thực bản sao đối với: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; văn bản xác nhận vốn pháp định trong trường hợp doanh nghiệp không nộp bản gốc; Điều lệ doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không nộp bản có giá trị hiệu lực theo quy định tại Điều lệ.
- Các tài liệu do doanh nghiệp lập nếu có từ 02 (hai) tờ văn bản trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
- Các bộ hồ sơ sao không yêu cầu phải có dấu xác nhận, dấu chứng thực bản sao nhưng phải có dấu giáp lai của doanh nghiệp nộp hồ sơ. Một dấu giáp lai đóng không quá 05 (năm) tờ văn bản.
* Việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ được thực hiện dựa trên các tiêu chí sau:
- Hồ sơ được lập theo đúng quy định nêu trên.
- Đủ tài liệu quy định tương ứng đối với từng loại hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định.
- Các tài liệu cung cấp đủ đầu mục thông tin theo yêu cầu;
- Có đóng dấu của doanh nghiệp nộp hồ sơ đối với: đơn đề nghị cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông; cam kết thực hiện giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng;
- Có dấu chứng thực bản sao đối với: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; văn bản xác nhận vốn pháp định trong trường hợp doanh nghiệp không nộp bản gốc; Điều lệ doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không nộp bản có giá trị hiệu lực theo quy định tại Điều lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?