Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô gồm những thành phần nào? Trình tự thực hiện ra sao?
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô gồm những thành phần nào?
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô gồm những thành phần nào? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định về cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô như sau:
Cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô
1. Trường hợp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô bị mất hoặc bị hỏng, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô gồm Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô, trong đó nêu rõ lý do mất, thất lạc, hư hỏng (Mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính.
...
Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hỏng.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô gồm Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô, trong đó nêu rõ lý do mất, thất lạc, hư hỏng theo Mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP: 01 bản chính.
Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô: Tải về
Kinh doanh nhập khẩu ô tô (Hình từ Internet)
Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô được cấp lại theo trình tự như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định về cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô như sau:
Cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô
...
2. Trình tự cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô:
a) Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp lại Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô được trong trường hợp bị mất hoặc bị hỏng sẽ được cấp lại theo trình tự như sau:
- Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ gồm Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô, trong đó nêu rõ lý do mất, thất lạc, hư hỏng trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét cấp lại Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp lại Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô phải có trách nhiệm gì?
Theo Điều 20 Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô
1. Duy trì các điều kiện kinh doanh và bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng, triệu hồi, thu hồi ô tô nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.
2. Cung cấp cho người mua các tài liệu, giấy tờ sau:
a) Tài liệu hướng dẫn sử dụng ô tô bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài hoặc được dịch sang tiếng Việt từ tài liệu hướng dẫn sử dụng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài;
b) Sổ bảo hành nêu rõ các thông tin về thời hạn và điều kiện bảo hành; chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng; địa chỉ cơ sở bảo hành, bảo dưỡng và các thông tin cần thiết khác phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng.
3. Báo cáo Bộ Công Thương trước ngày 30 tháng 01 hàng năm về tình hình nhập khẩu ô tô của năm trước đó (Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này).
Theo đó, doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô phải duy trì các điều kiện kinh doanh và bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng, triệu hồi, thu hồi ô tô nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP.
Ngoài ra, doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô có trách nhiệm cung cấp cho người mua các tài liệu, giấy tờ sau:
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng ô tô bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài hoặc được dịch sang tiếng Việt từ tài liệu hướng dẫn sử dụng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài;
- Sổ bảo hành nêu rõ các thông tin về thời hạn và điều kiện bảo hành; chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng; địa chỉ cơ sở bảo hành, bảo dưỡng và các thông tin cần thiết khác phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng.
- Báo cáo Bộ Công Thương trước ngày 30 tháng 01 hàng năm về tình hình nhập khẩu ô tô của năm trước đó theo Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP.
Báo cáo định kỳ tình hình nhập khẩu ô tô: Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?