Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm bao gồm những tài liệu nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm bao gồm những tài liệu nào?
- Việc nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm được thực hiện theo những hình thức nào?
- Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm được quy định thế nào?
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm bao gồm những tài liệu nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 18 Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm, hệ thống quản lý như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm, hệ thống quản lý
...
4. Trường hợp cấp lại, hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận bị hư hỏng (nếu có) đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm bao gồm đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận và bản chính Giấy chứng nhận bị hư hỏng (nếu có) đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng.
Hoạt động chứng nhận sản phẩm (Hình từ Internet)
Việc nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm được thực hiện theo những hình thức nào?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định về hình thức nộp hồ sơ như sau:
Hình thức nộp hồ sơ
Tổ chức chứng nhận lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 18 Nghị định này và nộp theo một trong các hình thức sau:
1. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ, bản sao các chứng chỉ, tài liệu quy định tại Điều 18 Nghị định này chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu.
2. Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, tổ chức chứng nhận phải nộp bản sao đã được chứng thực các chứng chỉ, tài liệu quy định tại Điều 18 Nghị định này.
3. Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo hình thức dịch vụ công trực tuyến.
Theo đó, việc nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm được thực hiện theo những hình thức như nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện.
Ngoài ra, tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng nhận sản phẩm khi muốn cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm cũng có thể nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định về trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận như sau:
Trình tự cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận
...
3. Trường hợp cấp lại:
a) Giấy chứng nhận được cấp lại áp dụng đối với trường hợp tổ chức chứng nhận có Giấy chứng nhận còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức;
b) Trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận có nhu cầu đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận phải lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định này và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ghi theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận đã được cấp.
...
Theo đó, Giấy chứng nhận được cấp lại áp dụng đối với trường hợp tổ chức chứng nhận có Giấy chứng nhận còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức.
Trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận có nhu cầu đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận phải lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận.
Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ghi theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận đã được cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 23/2024 quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ của Bộ Công Thương từ 1/1/2025 ra sao?
- Nghị định 72/2024 về giảm 2% thuế GTGT đến khi nào? Năm 2025 có tiếp tục giảm 2% thuế GTGT không?
- Thời hạn thực hiện các bước trong quá trình tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC tại cơ quan thuế?
- Giảm lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực trồng trọt theo quy định mới?
- Đáp án tự luận cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS và THPT năm học 2024 2025 hay, chọn lọc?