Hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành qua cửa khẩu biên giới Lào bao gồm các giấy tờ nào và trình tự thực hiện cấp giấy thông hành như thế nào?
Đối tượng nào được cấp giấy thông hành qua cửa khẩu biên giới Lào và nơi đề nghị cấp giấy ở đâu?
Về vấn đề của anh, tại khoản 2 Điều 4, khoản 2 Điều 7 Nghị định 76/2020/NĐ-CP hướng dẫn về đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành có nêu như sau:
Đối tượng được cấp giấy thông hành
...
2. Đối tượng được cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào:
a) Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào;
b) Công dân Việt Nam không có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh có chung đường biên giới với Lào nhưng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào.
...
Nơi nộp hồ sơ
...
2. Người đề nghị cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào nộp hồ sơ tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh có chung đường biên giới với Lào nơi người đó có hộ khẩu thường trú hoặc nơi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp người đó làm việc có trụ sở.
Theo đó, anh phải nộp hồ sơ tại Công an tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, trong tờ khai đề nghị cấp Giấy thông hành có mục "Cửa khẩu qua lại".
Nên quan điểm của Ban Hỗ trợ thì anh phải tiến hành xuất nhập cảnh tại cửa khẩu mà anh đã kê khai trong tờ khai của mình thưa anh. Nếu anh kê khai tại cửa khâu La Lay và được cấp Giấy thông hành thì có thể đi qua cửa khẩu này.
Giấy thông hành qua cửa khẩu biên giới Lào (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành qua cửa khẩu biên giới Lào bao gồm các giấy tờ nào?
Theo Điều 5 Nghị định 76/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành
1. 01 tờ khai theo Mẫu M01 ban hành kèm theo Nghị định này đã điền đầy đủ thông tin. Tờ khai của các trường hợp dưới đây thì thực hiện như sau:
a) Người quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định này thì tờ khai phải có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp quản lý;
b) Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thì tờ khai do cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật khai và ký tên, có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của Trưởng công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú;
c) Người chưa đủ 16 tuổi đề nghị cấp chung giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc với cha hoặc mẹ thì tờ khai phải do cha hoặc mẹ khai và ký tên.
2. 02 ảnh chân dung, cỡ 4cm x 6cm. Trường hợp người chưa đủ 16 tuổi đề nghị cấp chung giấy thông hành với cha hoặc mẹ thì dán 01 ảnh 3 cm x 4cm của trẻ em đó vào tờ khai và nộp kèm 01 ảnh 3 cm x 4cm của trẻ em đó để dán vào giấy thông hành.
3. Giấy tờ khác đối với các trường hợp dưới đây:
a) 01 bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;
b) 01 bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện theo pháp luật đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu;
c) Giấy thông hành đã được cấp, nếu còn giá trị sử dụng;
d) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ.
Trình tự cấp Giấy thông hành qua cửa khẩu biên giới thực hiện như thế nào?
Về trình tự cấp Giấy thông hành qua cửa khẩu biên giới được thực hiện theo Điều 8 Nghị định 76/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự thực hiện
1. Người đề nghị cấp giấy thông hành nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Khi nộp hồ sơ, người đề nghị phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng để đối chiếu.
3. Trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thì người được cử đi nộp hồ sơ xuất trình giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng của bản thân và của người ủy quyền để kiểm tra, đối chiếu.
4. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thông qua người đại diện theo pháp luật của mình làm thủ tục.
5. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành; kiểm tra, đối chiếu; thu lệ phí và cấp giấy hẹn trả kết quả.
6. Người đề nghị cấp giấy thông hành phải nộp lệ phí; nếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan quy định tại Điều 7 thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
Như vậy, cá nhân đề nghị nộp hồ sơ liên quan đến đơn vị có thẩm quyền theo Điều 7 nêu trên, sau đó sẽ được quyết trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 76/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn giải quyết).
Trường hợp hồ sơ bị từ chối thì sẽ phản hồi bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?