Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với các cơ sở theo quy định hiện nay bao gồm những gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với các cơ sở do Bộ Y tế quản lý bao gồm những gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thuộc quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm các giấy tờ gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thuộc quyền quản lý của Bộ Công thương quản lý gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với các cơ sở do Bộ Y tế quản lý bao gồm những gì?
Về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với các cơ sở do Bộ Y tế quản lý chị tham khảo khoản 3 Điều 1 Nghị định 155/2018/NĐ-CP.
Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận
1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận:
Bộ Y tế cấp hoặc phân cấp, ủy quyền cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế được quy định tại khoản 5 Điều 37 và quy định tại Phụ lục II Nghị định số 15/2018/NĐ-CP .
2. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo các quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
c) Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo các quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này và nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
b) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu.
c) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định hoặc ủy quyền thẩm định và lập Biên bản thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp ủy quyền thẩm định cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền;
Đoàn thẩm định do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập có từ 03 đến 05 người. Trong đó có ít nhất 02 thành viên làm công tác về an toàn thực phẩm (có thể mời chuyên gia phù hợp lĩnh vực sản xuất thực phẩm của cơ sở tham gia đoàn thẩm định cơ sở).
d) Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
đ) Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày.
Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương;
e) Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
4. Trường hợp thay đổi tên của doanh nghiệp hoặc đổi chủ cơ sở, thay đổi địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí và quy trình sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và Giấy chứng nhận phải còn thời hạn thì cơ sở gửi thông báo thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận và kèm bản sao văn bản hợp pháp thể hiện sự thay đổi đó đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ đã cấp Giấy chứng nhận qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
5. Giấy chứng nhận được cấp trước khi Nghị định này có hiệu lực tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận.”
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thực hiện theo các quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010 và các yêu cầu cụ thể sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
- Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
An toàn thực phẩm (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thuộc quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm các giấy tờ gì?
Nếu cơ sở thuộc quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì áp dụng theo khoản 3 Điều 17 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thuộc quyền quản lý của Bộ Công thương quản lý gồm những gì?
Đối với cơ sở do Bộ Công thương quản lý thì trước đây có hướng dẫn về hồ sơ tại Điều 4 Thông tư 43/2018/TT-BCT, tuy nhiên quy định này đã được bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2020/TT-BCT.
Do đó, hồ sơ đề nghị cấp trong trường hợp này sẽ áp dụng theo quy định chung tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đề Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa? Đặt tên chủ đề kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam thế nào?
- Mẫu Biên bản họp đánh giá xếp loại viên chức mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu biên bản về ở đâu?
- Mẫu Hồ sơ mời thầu một giai đoạn một túi hồ sơ dự án đầu tư có sử dụng đất mới nhất là mẫu nào?
- Dự thảo 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm trong năm 2025 có chưa? Chính thức có 5 bảng lương mới sau năm 2026 đúng không?
- Nội dung ôn tập và danh mục tài liệu tham khảo kỳ thi nâng ngạch công chức Bộ Tư pháp mới nhất 2024?