Hồ sơ đề nghị cấp bằng bảo hộ giống cây trồng gồm những thành phần nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp bằng bảo hộ giống cây trồng?
Hồ sơ đề nghị cấp bằng bảo hộ giống cây trồng gồm những thành phần nào?
Hồ sơ đề nghị cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định tại tiết 3.3 tiểu mục 3 Mục A Phần II Thủ tục hành chính thay thế, bãi bỏ lĩnh vực Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 3121/QĐ-BNN-VP năm 2021 như sau:
Tên thủ tục hành chính: Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng
...
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS của giống cây trồng đăng ký bảo hộ theo mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT .
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có đóng dấu của cơ sở đối với văn bản do cơ sở ban hành;
Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính. Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
b) Số lượng: 01 bộ
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp bằng bảo hộ giống câu trồng gồm những thành phần như sau:
- Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS của giống cây trồng đăng ký bảo hộ theo mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT. Đến ngày 15/11/2023 Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định 79/2023/NĐ-CP.
TẢI VỀ Mẫu báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS của giống cây trồng đăng ký bảo hộ
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có đóng dấu của cơ sở đối với văn bản do cơ sở ban hành;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.
Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 45/2020/NĐ-CP.
Bằng bảo hộ giống cây trồng (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp bằng bảo hộ giống cây trồng?
Thẩm quyền cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định tại tiết 3.6 tiểu muc 3 Mục A Phần II Thủ tục hành chính thay thế, bãi bỏ lĩnh vực Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 3121/QĐ-BNN-VP năm 2021 như sau:
Tên thủ tục hành chính: Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng
...
3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
...
Theo đó, Cục Trồng trọt là cơ quan nào có thẩm quyền cấp bằng bảo hộ giống cây trồng.
Thời hạn giải quyết yêu cầu cấp bằng bảo hộ giống cây trồng là bao lâu?
Thời hạn giải quyết yêu cầu cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định tại tiết 3.4 tiểu mục 3 Mục A Phần II Thủ tục hành chính thay thế, bãi bỏ lĩnh vực Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 3121/QĐ-BNN-VP năm 2021 như sau:
Tên thủ tục hành chính: Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng
...
3.4. Thời hạn giải quyết:
- Thẩm định nội dung hồ sơ: Trong thời hạn 90 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS.
- Công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày ký Quyết định cấp bằng bảo hộ.
- Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng: Sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Xử lý theo quy định tại Điều 184 của Luật Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu cơ quan bảo hộ giống cây trồng nhận được ý kiến phản đối hoặc khiếu nại bằng văn bản
...
Theo đó, thời hạn giải quyết yêu cầu cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định như sau:
- Cục Trồng trọt thẩm định nội dung hồ sơ yêu cầu cấp bằng bảo hộ giống cây trồng: Trong thời hạn 90 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS.
- Đăng tải quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định cấp bằng bảo hộ.
- Cục Trồng trọt cấp bằng bảo hộ giống cây trồng: Sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Xử lý theo quy định tại Điều 184 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu cơ quan bảo hộ giống cây trồng nhận được ý kiến phản đối hoặc khiếu nại bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?