Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm những nội dung nào?
- Việc đánh giá đạo đức lối sống trước khi bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm những nội dung nào?
- Thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đối với công chức tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam là bao lâu?
Việc đánh giá đạo đức lối sống trước khi bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 438/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về nội dung đánh giá công chức, viên chức trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý như sau:
Nội dung đánh giá công chức, viên chức trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý.
...
2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc.
...
b) Có đạo đức, lối sống:
- Không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
- Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị.
- Có tinh thần đoàn kết, xây dựng, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp.
- Không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.
...
Như vậy, việc đánh giá đạo đức lối sống trước khi bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm những nội dung sau:
(1) Không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
(2) Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị.
(3) Có tinh thần đoàn kết, xây dựng, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp.
(4) Không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.
Việc đánh giá đạo đức lối sống trước khi bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 12 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 438/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chức như sau:
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
1. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm.
a) Tờ trình đề nghị bổ nhiệm của Thủ trưởng đơn vị.
b) Nghị quyết của tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị về chủ trương.
c) Các Biên bản hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 1); Biên bản Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng; Biên bản Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 2);
d) Biên bản kiểm phiếu tại Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.
e) Biên bản biểu quyết của tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị.
f) Bản nhận xét, đánh giá của Thủ trưởng đơn vị đối với cán bộ được đề nghị bổ nhiệm (trong thời gian 3 năm gần nhất) từ cấp Phó Thủ trưởng đơn vị, Phó Giám đốc BHXH tỉnh trở xuống.
g) Bản nhận xét, đánh giá của cấp ủy đơn vị nơi cán bộ sinh hoạt.
h) Nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi cán bộ cư trú.
i) Bản tự nhận xét, đánh giá quá trình công tác (trong thời gian 3 năm gần nhất) của công chức, viên chức.
k) Bản Sơ yếu lý lịch mẫu 2C-BNV/2008 của cán bộ in từ phần mềm Quản lý nhân sự tại thời điểm lập hồ sơ.
l) Bản kê khai tài sản thu nhập tại thời điểm lập hồ sơ.
m) Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao do cơ quan Y tế có thẩm quyền cấp trước không quá 30 ngày so với ngày nộp hồ sơ.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm những nội dung sau:
(1) Tờ trình đề nghị bổ nhiệm của Thủ trưởng đơn vị.
(2) Nghị quyết của tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị về chủ trương.
(3) Các Biên bản hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 1); Biên bản Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng; Biên bản Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 2);
(4) Biên bản kiểm phiếu tại Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.
(5) Biên bản biểu quyết của tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị.
(6) Bản nhận xét, đánh giá của Thủ trưởng đơn vị đối với cán bộ được đề nghị bổ nhiệm (trong thời gian 3 năm gần nhất) từ cấp Phó Thủ trưởng đơn vị, Phó Giám đốc BHXH tỉnh trở xuống.
(6) Bản nhận xét, đánh giá của cấp ủy đơn vị nơi cán bộ sinh hoạt.
(7) Nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi cán bộ cư trú.
(8) Bản tự nhận xét, đánh giá quá trình công tác (trong thời gian 3 năm gần nhất) của công chức, viên chức.
(9) Bản Sơ yếu lý lịch mẫu 2C-BNV/2008 của cán bộ in từ phần mềm Quản lý nhân sự tại thời điểm lập hồ sơ. TẢI VỀ
(10) Bản kê khai tài sản thu nhập tại thời điểm lập hồ sơ.
(11) Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đối với công chức tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam là bao lâu?
Thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đối với công chức tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, từ chức, tạm đình chỉ chức vụ, công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng các đơn vị thuộc ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023 (Có hiệu lực ngày 01/10/2023) như sau:
Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 01 nhiệm kỳ là 05 năm (60 tháng). Lãnh đạo quản lý cấp trưởng không giữ chức vụ quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp tại một đơn vị được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành, trường hợp khác trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, xem xét quyết định.
...
Như vậy, thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đối với công chức tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam là 05 năm (60 tháng).
Trước đây, căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 438/QĐ-BHXH năm 2019 (Hết hiệu lực ngày 01/10/2023) quy định về thời hạn giữ chức vụ như sau:
Thời hạn giữ chức vụ.
1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm có hiệu lực ghi trong quyết định. Đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý còn đủ từ 02 năm đến dưới 05 năm công tác trước khi đến tuổi nghỉ hưu, nếu được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm lại được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý còn dưới 02 năm công tác trước khi đến tuổi nghỉ hưu, do cấp có thẩm quyền xem xét quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
...
Như vậy, thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đối với công chức tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?