Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh chế biến và bảo quản nước mắm sẽ bao gồm những giấy tờ nào?
Chế biến và bảo quản nước mắm có mã ngành kinh tế bao nhiêu?
Chế biến và bảo quản nước mắm có mã ngành kinh tế quy định tại STT 10 Phần C Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg như sau
102 - 1020: Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản
Nhóm này gồm:
- Chế biến và bảo quản cá, tôm, của và loài thân mềm; làm lạnh, sấy khô, hun khói, ướp muối, ngâm trong nước muối, đóng gói...
- Sản xuất các sản phẩm cá, tôm cua và các loài động vật thân mềm; cá nấu chín, cá khúc, cá rán, trứng cá muối, phụ phẩm trứng cá muối...
- Sản xuất các thức ăn cho người hoặc súc vật từ cá;
- Sản xuất các thức ăn từ cá và các động vật sống dưới nước khác không dùng cho người.
Nhóm này cũng gồm:
- Hoạt động của các tàu tham gia việc chế biến, bảo quản cá;
- Chế biến rong biển.
Loại trừ:
- Chế biến cá voi trên đất liền hoặc trên tàu chuyên dùng được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);
- Sản xuất dầu mỡ từ nguyên liệu thủy sản được phân vào nhóm 10401 (Sản xuất dầu, mỡ động vật);
- Sản xuất các món ăn chế biến sẵn từ thủy sản được phân vào nhóm 10752 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thủy sản);
- Sản xuất súp cá được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu).
10201: Chế biến và bảo quản thủy sản đông lạnh:
Nhóm này gồm:
- Chế biến thực phẩm chủ yếu là thủy sản đông lạnh;
- Bảo quản thủy sản chủ yếu bằng phương pháp đông lạnh.
10202: Chế biến và bảo quản thủy sản khô:
Nhóm này gồm:
- Chế biến thực phẩm chủ yếu là thủy sản khô;
- Bảo quản thủy sản chủ yếu bằng phương pháp sấy, hun khói, ướp muối và đóng hộp.
10203: Chế biến và bảo quản nước mắm:
Nhóm này gồm: Chế biến và bảo quản mắm từ cá và các động vật sống dưới nước khác.
10209: Chế biến và bảo quản các sản phẩm khác từ thủy sản
Nhóm này gồm: Các hoạt động chế biến và bảo quản các sản phẩm khác từ thủy sản chưa được phân vào đâu.
Theo đó, chế biến và bảo quản nước mắm sẽ có mã ngành kinh tế là 10203.
Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh chế biến và bảo quản nước mắm sẽ bao gồm những giấy tờ nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh chế biến và bảo quản nước mắm sẽ bao gồm những giấy tờ nào?
Theo quy định tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cá nhân có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh chế biến và bảo quản nước mắm tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Hồ sơ đăng ký gồm:
(1) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
(2) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
(3) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
(4) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Việc đặt tên hộ kinh doanh chế biến và bảo quản nước mắm được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc đặt tên hộ kinh doanh chế biến và bảo quản nước mắm được quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Đặt tên hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
b) Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
Như vậy, tên hộ kinh doanh chế biến và bảo quản nước mắm phải gồm 02 thành tố sau:
- Cụm từ “Hộ kinh doanh”.
- Tên riêng của hộ kinh doanh: được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
Lưu ý: Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?