Hồ sơ đăng ký tàu biển có thời hạn bao gồm những gì? Quy trình thực hiện đăng ký tàu biển của cơ quan đăng ký tàu biển được quy định như thế nào?
Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển được xác định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 171/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển như sau:
Thủ tục đăng ký tàu biển có thời hạn
1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển có thời hạn.
a) Thời hạn đăng ký của tàu biển được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký tàu biển tương ứng với thời hạn của hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần hoặc theo đề nghị của chủ tàu. Trường hợp tàu biển có Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký thì thời hạn đăng ký của tàu biển không được dài hơn thời hạn ghi trong Giấy tạm ngừng đăng ký
b) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển có thời hạn được cấp 01 bản chính theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo quy định trên, thời hạn đăng ký của tàu biển được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký tàu biển tương ứng với thời hạn của hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần hoặc theo đề nghị của chủ tàu.
Trường hợp tàu biển có Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký thì thời hạn đăng ký của tàu biển không được dài hơn thời hạn ghi trong Giấy tạm ngừng đăng ký.
Đăng ký tàu biển Việt Nam (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký tàu biển có thời hạn bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 171/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký tàu biển có thời hạn như sau:
Thủ tục đăng ký tàu biển có thời hạn
...
2. Hồ sơ đăng ký tàu biển có thời hạn trong trường hợp chủ tàu là tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê mua tàu hoặc thuê tàu trần, bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
c) Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
d) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
đ) Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký (nếu tàu biển đó đăng ký ở nước ngoài) hoặc xóa đăng ký tàu biển (bản chính);
e) Hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);
g) Biên bản bàn giao tàu (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu biên bản bàn giao viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);
h) Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
i) Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Theo quy định trên, hồ sơ đăng ký tàu biển có thời hạn bao gồm những loại giấy tờ được quy định tại khoản 2 Điều 10 nêu trên.
Trong đó có tờ khai đăng ký tàu biển và giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Quy trình thực hiện đăng ký tàu biển của cơ quan đăng ký tàu biển được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 5, khoản 6 Điều 10 Nghị định 171/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký tàu biển có thời hạn như sau:
Thủ tục đăng ký tàu biển có thời hạn
...
5. Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;
c) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
6. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.
Như vậy, cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ và thực hiện theo quy trình được quy định tại khoản 5 Điều 10 nêu trên.
Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?