Hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao gồm những gì? Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ?
- Tổ chức khi muốn kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao gồm những gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa?
Tổ chức khi muốn kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 107/2016/NĐ-CP, khoản 1 Điều 3 Nghị định 154/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1. Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.
3. Có ít nhất 04 thử nghiệm viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.
Trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phải có ít nhất 02 thử nghiệm viên chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với lĩnh vực thử nghiệm đăng ký bổ sung, được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.
Theo đó, tổ chức khi muốn kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Thử nghiệm chất lượng sản phẩm (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 107/2016/NĐ-CP, khoản 1 Điều 3 Nghị định 154/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 154/2018/NĐ-CP quy định vể hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa
...
2. Trường hợp cấp mới, hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký hoạt động thử nghiệm theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
c) Danh sách thử nghiệm viên theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi thử nghiệm viên gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này;
đ) Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này, cụ thể như sau:
Trường hợp tổ chức thử nghiệm đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định này hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định này công nhận hoạt động thử nghiệm, tổ chức thử nghiệm nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận.
Trường hợp tổ chức thử nghiệm đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định này hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định này công nhận hoạt động thử nghiệm, nhưng đăng ký hoạt động thử nghiệm rộng hơn phạm vi được công nhận, tổ chức thử nghiệm nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận và các tài liệu, quy trình thử nghiệm, các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này đối với phạm vi chưa được công nhận.
e) Mẫu Phiếu kết quả thử nghiệm.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao gồm những giấy tờ được quy định tại khoản 2 Điều 6 nêu trên.
Trong đó có đơn đăng ký hoạt động thử nghiệm, bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định về cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động thử nghiệm theo nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định này.
...
Căn cứ Điều 4 Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đăng ký hoạt động như sau:
Nguyên tắc đăng ký hoạt động
1. Tổ chức đánh giá sự phù hợp có nhu cầu đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ, quá trình, môi trường (sau đây gọi là đối tượng đánh giá sự phù hợp) chuyên ngành thuộc trách nhiệm, quản lý nhà nước của một bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công thì thực hiện đăng ký hoạt động tại bộ quản lý ngành, lĩnh vực quản lý đối tượng đó.
2. Tổ chức đánh giá sự phù hợp có nhu cầu đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với đối tượng đánh giá sự phù hợp tổng hợp đa ngành thuộc trách nhiệm quản lý của từ hai bộ quản lý ngành, lĩnh vực trở lên thì thực hiện đăng ký hoạt động tại Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Tổ chức đánh giá sự phù hợp có nhu cầu đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với hai hoặc nhiều đối tượng đánh giá sự phù hợp chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của hai hoặc nhiều bộ quản lý ngành, lĩnh vực thì thực hiện đăng ký hoạt động tại các bộ quản lý ngành, lĩnh vực quản lý từng đối tượng tương ứng.
Theo đó, tùy theo nhu cầu thử nghiệm mà tổ chức đăng ký kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa muốn hoạt động mà cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ thử nghiệm sẽ được xác định theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?