Hồ sơ đăng ký hóa chất mới sử dụng cho mục đích bảo vệ an ninh gồm các tài liệu nào? Ai có trách nhiệm chỉ định tổ chức đánh giá hóa chất mới?
Hồ sơ đăng ký hóa chất mới sử dụng cho mục đích bảo vệ an ninh gồm các tài liệu nào?
Hồ sơ đăng ký hóa chất mới sử dụng cho mục đích bảo vệ an ninh gồm các tài liệu được quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Hóa chất 2007 như sau:
Đăng ký hóa chất mới
1. Hoá chất mới chỉ được đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường sau khi được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Hồ sơ đăng ký hóa chất mới, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này bao gồm:
a) Đơn đăng ký hóa chất mới;
b) Tên gọi hóa chất mới theo hướng dẫn của Hiệp hội hóa học cơ bản và ứng dụng quốc tế (IUPAC), công thức hóa học của hóa chất;
c) Thông tin về tính chất lý, hoá và đặc tính nguy hiểm của hóa chất được tổ chức đánh giá hóa chất mới quy định tại Điều 45 của Luật này xác nhận.
3. Hồ sơ đăng ký hóa chất mới sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội bao gồm:
a) Các tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thông tin về mục đích sử dụng, thời gian sử dụng hóa chất.
4. Bộ Công thương quy định trình tự, thủ tục và tổ chức thực hiện việc đăng ký hóa chất mới.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đăng ký hóa chất mới sử dụng cho mục đích bảo vệ an ninh gồm các tài liệu sau:
- Đơn đăng ký hóa chất mới;
- Tên gọi hóa chất mới theo hướng dẫn của Hiệp hội hóa học cơ bản và ứng dụng quốc tế (IUPAC), công thức hóa học của hóa chất;
- Thông tin về mục đích sử dụng, thời gian sử dụng hóa chất.
Hồ sơ đăng ký hóa chất mới sử dụng cho mục đích bảo vệ an ninh gồm các tài liệu nào? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm chỉ định tổ chức đánh giá hóa chất mới tại Việt Nam?
Trách nhiệm chỉ định tổ chức đánh giá hóa chất mới tại Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Hóa chất 2007 như sau:
Tổ chức đánh giá hóa chất mới
1. Tổ chức đánh giá hóa chất mới là tổ chức có đủ năng lực để đánh giá hóa chất mới, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc các tổ chức thử nghiệm hợp chuẩn của nước ngoài được Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thừa nhận về đánh giá hóa chất.
2. Bộ trưởng Bộ Công thương quy định điều kiện và chỉ định tổ chức đánh giá hóa chất mới tại Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Công thương quy định điều kiện và chỉ định tổ chức đánh giá hóa chất mới tại Việt Nam.
Bộ Công thương có trách nhiệm gì trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất?
Bộ Công thương có trách nhiệm gì trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất, thì theo quy định tại Điều 63 Luật Hóa chất 2007, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 7 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:
- Bộ Công thương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất sau đây:
+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp hóa chất; quy chuẩn kỹ thuật về an toàn hóa chất;
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và trình Chính phủ ban hành Danh mục hóa chất quốc gia; Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện; Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; Danh mục hóa chất cấm; Danh mục hóa chất phải khai báo; Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
+ Quản lý hóa chất sử dụng trong công nghiệp, hóa chất là tiền chất sử dụng trong công nghiệp và hóa chất thuộc Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;
Đồng thời, quản lý hóa chất sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng; ban hành Danh mục các hóa chất không được sử dụng trong các sản phẩm gia dụng, sản phẩm tiêu dùng, trừ các sản phẩm do Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý;
+ Xây dựng Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia;
+ Thống nhất quản lý hoạt động phân loại, ghi nhãn hóa chất nguy hiểm; đăng ký, khai báo hóa chất; thông tin an toàn hóa chất;
+ Tổng hợp, thống kê tình hình thực hiện an toàn hóa chất trong phạm vi cả nước;
+ Hướng dẫn xây dựng, tổ chức việc thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố hóa chất;
+ Thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động hóa chất và an toàn hóa chất;
+ Quy định cụ thể về điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp của các cơ sở hoạt động hóa chất thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương;
+ Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hóa chất;
+ Thanh tra về hoạt động hóa chất; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động hóa chất;
+ Các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động hóa chất được Chính phủ phân công.
- Chính phủ quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan nhà nước quản lý về hoạt động hóa chất thuộc Bộ Công thương để giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?