Hồ sơ cần chuẩn bị để được thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước gồm các loại giấy tờ gì? Trình tự, thủ tục cho thuê mua như thế nào?
Hồ sơ cần chuẩn bị để được thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước gồm các loại giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 53 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định người đã đủ điều kiện được thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị gồm:
- Đơn đăng ký thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước;
- Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và có đủ điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định;
- Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội (nếu có).
Và tại Điều 14 và Điều 15 Thông tư 19/2016/TT-BXD hướng dẫn về các giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện để được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước; giấy tờ chứng minh được miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước như sau:
- Giấy tờ chứng minh về đối tượng và thực trạng nhà ở:
Đối với đối tượng là công nhân nhà máy trong khu công nghiệp thì phải có giấy xác nhận theo mẫu hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 14 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú và tham gia bảo hiểm xã hội:
+ Trường hợp có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội cho thuê, thuê mua thì phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó;
+ Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì phải có các giấy tờ sau:
++ Bản sao có chứng thực giấy đăng ký tạm trú thời gian từ 01 năm trở lên;
++ Hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn kèm theo giấy xác nhận của cơ quan bảo hiểm (hoặc giấy tờ chứng minh) về việc đang đóng bảo hiểm xã hội tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua;
Nếu làm việc cho chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội mà việc đóng bảo hiểm thực hiện tại địa phương nơi đặt trụ sở chính thì phải có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đặt trụ sở chính về việc đóng bảo hiểm.
- Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập:
+ Trường hợp là công nhân đang nhà máy trong khu công nghiệp thì nội dung xác nhận về điều kiện thu nhập thực hiện đồng thời với việc xác nhận đối tượng và thực trạng nhà ở theo mẫu hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 14 ban hành kèm theo Thông tư này;
Trường hợp các đối tượng này đã được xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, nhưng chưa có xác nhận về điều kiện thu nhập thì phải bổ sung giấy xác nhận về điều kiện thu nhập theo mẫu hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 17 ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Trường hợp đã nghỉ việc, nghỉ chế độ thì tự khai, tự chịu trách nhiệm về điều kiện thu nhập theo mẫu hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 18 ban hành kèm theo Thông tư này (không cần phải có xác nhận);
Trường hợp các đối tượng này đã được xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, nhưng chưa có xác nhận hoặc kê khai về điều kiện thu nhập thì phải bổ sung bản tự kê khai điều kiện thu nhập quy định tại điểm này.
- Giấy tờ chứng minh được miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
+ Giấy tờ chứng minh đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước được áp dụng tương tự như đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.
Tải về mẫu hợp đồng thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước mới nhất 2023: Tại Đây
Hồ sơ cần chuẩn bị để được thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước gồm các loại giấy tờ gì? Trình tự, thủ tục cho thuê mua như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự cho thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thực hiện thế nào?
Về trình tự được hướng dẫn tại Điều 54 Nghị định 99/2015/NĐ-CP (Có cụm từ bị thay thế bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 30/2021/NĐ-CP)
Bước 1: Người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước nộp 01 bộ hồ sơ tại đơn vị được giao quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở nơi có nhà ở.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra và phân loại hồ sơ; nếu hồ sơ không có đủ các giấy tờ theo quy định thì phải trả lời ngay để người nộp đơn bổ sung giấy tờ.
Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì sau khi kiểm tra và phân loại hồ sơ, đơn vị này phải có báo cáo danh sách người đủ điều kiện thuê, thuê mua nhà ở kèm theo hồ sơ hợp lệ gửi cơ quan quản lý nhà ở xem xét, kiểm tra.
Bước 3: Cơ quan quản lý nhà ở trực tiếp xét duyệt hoặc thành lập Hội đồng xét duyệt hồ sơ để thực hiện xét duyệt
Trên cơ sở danh sách người đủ điều kiện thuê, thuê mua nhà ở kèm theo hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà ở trực tiếp xét duyệt hoặc thành lập Hội đồng xét duyệt hồ sơ để thực hiện xét duyệt từng hồ sơ đăng ký, xác định đối tượng đủ điều kiện hoặc chấm điểm xét chọn đối tượng ưu tiên (nếu có).
- Trường hợp đủ điều kiện hoặc được ưu tiên xét duyệt thuê, thuê mua nhà ở thì cơ quan quản lý nhà ở có tờ trình kèm theo danh sách và biên bản xét duyệt hoặc biên bản chấm điểm báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định.
- Trường hợp không đủ điều kiện hoặc chưa được xét duyệt thì cơ quan quản lý nhà ở có văn bản thông báo cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để trả lời cho người nộp đơn biết.
Bước 4: Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, ban hành quyết định phê duyệt danh sách người được thuê, thuê mua nhà ở xã hội
Trên cơ sở báo cáo của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, ban hành quyết định phê duyệt danh sách người được thuê, thuê mua nhà ở và gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở để ký hợp đồng thuê mua với người được thuê mua hoặc gửi cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để ký hợp đồng thuê nhà với người được thuê nhà ở.
Giá thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước và các chi phí liên quan được xác định như thế nào?
Về giá thuê mua và các chi phí liên quan khác được hướng dẫn xác định theo Điều 55 Nghị định 99/2019/NĐ-CP như sau:
- Giá thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước được xác định theo quy định tại khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 60 Luật Nhà ở 2014, trừ kinh phí bảo trì nhà ở do người thuê mua nộp theo quy định tại Điều 108 Luật Nhà ở 2014.
- Ngoài việc đóng tiền thuê mua người thuê, thuê mua nhà ở còn phải nộp các chi phí có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà ở, bao gồm:
Chi phí quản lý vận hành nhà ở, chi phí sử dụng điện, nước, sử dụng dịch vụ thông tin, liên lạc, truyền hình, chi phí cho các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?