Hồ sơ bệnh án của người bệnh điều trị nội trú được lập bằng giấy và bản điện tử có giá trị pháp lý giống nhau không?
- Hồ sơ bệnh án của người bệnh điều trị nội trú được lập bằng giấy và bản điện tử có giá trị pháp lý giống nhau không?
- Việc khai thác hồ sơ bệnh án của người bệnh điều trị nội trú đã hoàn thành quá trình điều trị được thực hiện như thế nào?
- Phòng khám đa khoa tư nhân tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn được bố trí giường lưu để điều trị nội trú tối đa bao nhiêu giờ?
Hồ sơ bệnh án của người bệnh điều trị nội trú được lập bằng giấy và bản điện tử có giá trị pháp lý giống nhau không?
Hồ sơ bệnh án của người bệnh điều trị nội trú được quy định tại Điều 69 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
Hồ sơ bệnh án
1. Người bệnh điều trị nội trú, điều trị ban ngày và điều trị ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được lập, cập nhật hồ sơ bệnh án.
Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử có giá trị pháp lý như nhau. Mẫu hồ sơ bệnh án và mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
2. Hồ sơ bệnh án phải được lưu giữ và giữ bí mật theo quy định của pháp luật; trường hợp hồ sơ bệnh án thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
...
Theo đó, hồ sơ bệnh án của người bệnh điều trị nội trú được lập bằng giấy và bản điện tử có giá trị pháp lý giống nhau. Mẫu hồ sơ bệnh án và mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Lưu ý:
Người bệnh điều trị nội trú, điều trị ban ngày và điều trị ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được lập, cập nhật hồ sơ bệnh án.
Hồ sơ bệnh án phải được lưu giữ và giữ bí mật theo quy định của pháp luật; trường hợp hồ sơ bệnh án thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Hồ sơ bệnh án của người bệnh điều trị nội trú được lập bằng giấy và bản điện tử có giá trị pháp lý giống nhau không? (Hình từ Internet)
Việc khai thác hồ sơ bệnh án của người bệnh điều trị nội trú đã hoàn thành quá trình điều trị được thực hiện như thế nào?
Việc khai thác hồ sơ bệnh án của người bệnh điều trị nội trú đã hoàn thành quá trình điều trị được quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
- Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư của người bệnh được tiếp cận, cung cấp hồ sơ bệnh án để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật có liên quan;
- Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Đại diện cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc, ghi chép hoặc đề nghị cấp bản sao phục vụ nhiệm vụ được giao khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 được đọc, xem, sao chụp, ghi chép hồ sơ bệnh án và được cung cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản;
- Người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a và điểm d khoản 2 Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 được cung cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản.
Lưu ý:
Việc khai thác hồ sơ bệnh án theo quy định tại khoản 3 Điều 69 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 đang trong quá trình điều trị được thực hiện như sau:
- Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu viên của các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo, người hành nghề, người trực tiếp tham gia điều trị người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đọc nhưng chỉ được sao chép khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Người hành nghề của cơ sở khác được đọc, sao chép khi có sự đồng ý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Phòng khám đa khoa tư nhân tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn được bố trí giường lưu để điều trị nội trú tối đa bao nhiêu giờ?
Điều trị nội trú tại phòng khám đa khoa tư nhân tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
Điều trị nội trú
1. Điều trị nội trú được áp dụng đối với trường hợp người bệnh phải lưu lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo chỉ định của người hành nghề.
2. Tùy theo chuyên khoa và điều kiện hoạt động, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức điều trị nội trú. Phòng khám đa khoa tư nhân tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo, phòng khám đa khoa khu vực của Nhà nước, nhà hộ sinh và trạm y tế xã được bố trí giường lưu để theo dõi và điều trị cho người bệnh nhưng tối đa không quá 72 giờ, trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.
...
Theo đó, phòng khám đa khoa tư nhân tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được bố trí giường lưu để theo dõi và điều trị nội trú cho người bệnh nhưng tối đa không quá 72 giờ, trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.
Lưu ý:
Tùy theo chuyên khoa và điều kiện hoạt động, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức điều trị nội trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi phí bảo trì công trình xây dựng có bao gồm toàn bộ các nội dung chi phí trong thực hiện bảo trì công trình xây dựng không?
- Tổng cục Thuế giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các công việc gì theo quy định của pháp luật?
- Đảng viên ngoại tình có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? Đảng viên ly hôn có vi phạm pháp luật không?
- Giáo dục đại học là gì? Giáo dục đại học đào tạo trình độ nào theo quy định pháp luật về giáo dục?
- Hiệu trưởng trường đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Hiệu trưởng trường đại học có phải là người cấp bằng đại học?