Hồ sơ báo giảm lao động trong trường hợp người lao động nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động gồm những gì?
- Hồ sơ báo giảm lao động trong trường hợp người lao động nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động gồm những gì?
- Trình tự thực hiện thủ tục báo giảm lao động trong trường hợp người lao động nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động gồm các bước nào?
- Báo giảm lao động muộn thì có phải đóng bảo hiểm y tế cho các tháng báo giảm muộn không?
Hồ sơ báo giảm lao động trong trường hợp người lao động nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động gồm những gì?
Theo Phụ lục thủ tục hồ sơ và quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 thì thành phần hồ sơ báo giảm lao động trong trường hợp người lao động nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động gồm có:
(1) Đối với người lao động: người lao động chưa có mã số Bảo hiểm xã hội (hoặc tra cứu không thấy mã số Bảo hiểm xã hội): Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).
TẢI VỀ Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 4 Quyết định 490/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 01/4/2023).
(2) Đối với đơn vị sử dụng lao động:
- Danh sách lao động tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tai nạn, Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-LT);
TẢI VỀ Mẫu D02-LT ban hành kèm theo Quyết định 1040/QĐ-BHXH năm 2020 (được sửa đổi bởi Điều 3 Quyết định 948/QĐ-BHXH năm 2023).
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Tuy nhiên, bảng kê thông tin ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 đã bị bãi bỏ bởi khoản 16 Điều 2 Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023.
Hồ sơ báo giảm lao động trong trường hợp người lao động nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động gồm những gì? (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện thủ tục báo giảm lao động trong trường hợp người lao động nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động gồm các bước nào?
Theo hướng dẫn tại Phụ lục thủ tục hồ sơ và quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 thì trình tự thực hiện thủ tục báo giảm lao động gồm các bước sau đây:
Bước 1:
- Trường hợp người lao động đã có mã số Bảo hiểm xã hội thì cung cấp mã số Bảo hiểm xã hội cho đơn vị;
- Trường hợp người lao động chưa có mã số Bảo hiểm xã hội thì lập tờ khai theo Mẫu TK1-TS.
Đơn vị sử dụng lao động lập, nộp hồ sơ gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội theo Mẫu D02-LT.
Đơn vị sử dụng lao động có thể lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau đây:
- Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia;
- Qua Bưu chính;
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
Bước 2: Cơ quan Bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Đơn vị nhận kết quả đã giải quyết.
Báo giảm lao động muộn thì có phải đóng bảo hiểm y tế cho các tháng báo giảm muộn không?
Trách nhiệm của đơn vị khi báo giảm lao động muộn được quy định tại khoản 1 Điều 50 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023) như sau:
Trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Tổ chức dịch vụ
1. Trách nhiệm của người tham gia
1.1. Lập, kê khai đầy đủ, chính xác các thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nộp đầy đủ hồ sơ và thực hiện đúng hướng dẫn tại Văn bản này.
1.2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai trong hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN; các hồ sơ, tài liệu cung cấp cho đơn vị và cơ quan BHXH.
1.3. Tự bảo quản sổ BHXH, thẻ BHYT.
2. Trách nhiệm của đơn vị, Tổ chức dịch vụ
2.1. Đơn vị
a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lập hồ sơ; lưu trữ hồ sơ của người tham gia và đơn vị.
c) Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, hồ sơ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN khi có thay đổi hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền, cơ quan BHXH.
d) Phổ biến pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động trong đơn vị.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp lập danh sách báo giảm lao động muộn thì đơn vị phải đóng số tiền bảo hiểm y tế của các tháng báo giảm muộn và thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?