Hộ gia đình ương dưỡng giống thủy sản bị cháy mất Giấy chứng nhận thì có được xin cấp lại không?
- Hộ gia đình ương dưỡng giống thủy sản bị cháy mất Giấy chứng nhận thì có được xin cấp lại không?
- Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ương dưỡng giống thủy sản cho hộ gia đình gồm những giấy tờ gì?
- Hộ gia đình ương dưỡng giống thủy sản có cần đảm bảo an toàn sinh học trong quá trình ương dưỡng giống thủy sản không?
Hộ gia đình ương dưỡng giống thủy sản bị cháy mất Giấy chứng nhận thì có được xin cấp lại không?
Hộ gia đình ương dưỡng giống thủy sản bị cháy mất Giấy chứng nhận thì có được xin cấp lại không, căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 25 Luật Thủy sản 2017 quy định:
Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản thực hiện kiểm tra duy trì điều kiện của cơ sở.
3. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất, hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy chứng nhận.
...
Theo đó hộ gia đình ương dưỡng giống thủy sản bị cháy mất Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản thì sẽ được xin cấp lại theo quy định.
Hộ gia đình ương dưỡng giống thủy sản bị cháy mất Giấy chứng nhận thì có được xin cấp lại không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ương dưỡng giống thủy sản cho hộ gia đình gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ương dưỡng giống thủy sản cho hộ gia đình gồm những giấy tờ gì, căn cứ theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định:
Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở
...
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân;
c) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.
...
Theo đó hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản cho hộ gia đình ương dưỡng giống thủy sản gồm:
+ Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; tại đây
+ Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân;
+ Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.
Hộ gia đình ương dưỡng giống thủy sản có cần đảm bảo an toàn sinh học trong quá trình ương dưỡng giống thủy sản không?
Hộ gia đình ương dưỡng giống thủy sản có cần đảm bảo an toàn sinh học trong quá trình ương dưỡng giống thủy sản không, căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 26 Luật Thủy sản 2017 quy định:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
...
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng giống thủy sản đã công bố;
b) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng để bảo đảm chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã công bố;
c) Sản xuất giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; bảo đảm an toàn sinh học trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;
d) Thực hiện ghi nhãn giống thủy sản theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
đ) Cập nhật thông tin, báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo quy định;
e) Thực hiện ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc;
g) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
h) Tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ.
Theo đó hộ gia đình ương dưỡng giống thủy sản sẽ phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn sinh học trong quá trình ương dưỡng giống thủy sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 trường hợp được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát trước thời hạn? Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm sát?
- Phụ cấp trách nhiệm là gì? Mức phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức?
- Chi phí bảo trì công trình xây dựng có bao gồm toàn bộ các nội dung chi phí trong thực hiện bảo trì công trình xây dựng không?
- Tổng cục Thuế giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các công việc gì theo quy định của pháp luật?
- Đảng viên ngoại tình có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? Đảng viên ly hôn có vi phạm pháp luật không?