Hộ gia đình nằm trong khu vực hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không phải thực hiện kỹ thuật nối đất như thế nào?

Theo như mình biết thì nhà ở tồn tại trong khu vực hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có thể được phép tồn tại nhưng phải đáp ứng một số điều kiện, trong đó có kỹ thuật nối đất. Vậy kỹ thuật nối đất với nhà ở được quy định như thế nào?

Để nhà ở được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không đáp ứng những điều kiện nào?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 9 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP) quy định về điều kiện để nhà ở nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không được bảo vệ như sau:

“Điều 13. Điều kiện để nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV
Nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy.
2. Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận của đường dây.
3. Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây
dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:
 Điều kiện để nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV
4. Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một (01) mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một (01) mét.
5. Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.
..."

Như vậy, nhà ở được phép tồn trại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không nêu đáp ứng được các quy định nêu trên.

Tùy theo mức điện áp của công trình mà khoảng cách của nhà ở phải đáp ứng khoảng cách cho phù hợp như:

- Điện áp 35 kV: 3,0 m

- Điện áp 110 kV: 4,0 m

- Điện áp 220 kV: 6,0 m

Hộ gia đình nằm trong khu vực hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không phải thực hiện kỹ thuật nối đất như thế nào?

Hộ gia đình nằm trong khu vực hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không phải thực hiện kỹ thuật nối đất như thế nào? (Hình từ Internet)

Hộ gia đình nằm trong khu vực hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không phải thực hiện kỹ thuật nối đất như thế nào?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định về kỹ thuật nối dất như sau:

"Điều 13. Kỹ thuật nối đất
1. Cọc tiếp đất được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 16 mm hoặc thép vuông có tiết diện tương đương hoặc thép góc có kích thước không nhỏ hơn (40x40x4) mm; chiều dài phần chôn trong đất ít nhất 0,8 m (theo phương thẳng đứng), một đầu cọc nhô lên khỏi mặt đất (không cao quá 0,15 m); nơi đặt cọc tiếp đất không được gây trở ngại cho người sử dụng nhà ở, công trình. Không được sơn phủ các vật liệu cách điện lên bề mặt cọc tiếp đất. Tại những nơi dễ bị ăn mòn, các cọc tiếp đất phải được mạ đồng hoặc mạ kẽm.
2. Dây nối đất có thể được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 6 mm hoặc thép dẹt kích thước không nhỏ hơn (24x4) mm và phải có biện pháp chống ăn mòn hoặc dây đồng mềm nhiều sợi tiết diện không nhỏ hơn 16 mm2.
3. Dây nối đất được bắt chặt với phần nổi trên mặt đất của cọc tiếp đất và kết cấu kim loại cần nối đất bằng bu lông hoặc hàn.
4. Trường hợp nhà ở, công trình đã có nối đất an toàn đang được sử dụng thì không cần phải làm thêm cọc tiếp đất mà chỉ cần bắt chặt dây nối đất vào nối đất đó bằng bu lông hoặc bằng phương pháp hàn."

Theo đó, cọc tiếp đất phải được chôn theo phương thẳng đứng trong đất ít nhất 0,8 m; một đầu cọc nhô lên khỏi mặt đất (không cao quá 0,15 m); nơi đặt cọc tiếp đất không được gây trở ngại cho người sử dụng nhà ở, công trình.

Lưu ý, không được sơn phủ các vật liệu cách điện lên bề mặt cọc tiếp đất. Tại những nơi dễ bị ăn mòn, các cọc tiếp đất phải được mạ đồng hoặc mạ kẽm.

Dây nối dất phải đảm bảo được các biện pháp chống ăn mòn và được bắt chặt với phần nổi trên mặt đất của cọc tiếp đất và kết cấu kim loại cần nối đất bằng bu lông hoặc hàn.

Mức bồi thường mà hộ gia đình có thể nhân được do nhà ở nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không được pháp luật quy định ra sao?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 14/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 13 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP) quy định hướng dẫn chi tiết Luật điện lực như sau:

"Điều 18. Bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
1. Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phải di dời ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ do làm hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một (01) lần như sau:
a) Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ phần diện tích trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không. Mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định.
b) Trường hợp nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về đất đai, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương.
...”

Theo đó, mức bồi thường cho hộ gia đình nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không được xác định theo phần diện tích nhà ở nằm trong hành lang.

Mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định.

Trường hợp nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về đất đai, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương.

Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bồi thường đối với cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
Pháp luật
Hộ gia đình nằm trong khu vực hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không phải thực hiện kỹ thuật nối đất như thế nào?
Pháp luật
Nhà ở không di dời khỏi công trình hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có được nhận bồi thường thiệt hại không?
Pháp luật
Tự ý xây nhà trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không bị xử phạt bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
2,247 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào