Hộ gia đình, cá nhân xây nhà ở không đúng giấy phép xây dựng thì có được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu không?
- Hộ gia đình, cá nhân xây nhà ở không đúng giấy phép xây dựng thì có được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu không?
- Hộ gia đình, cá nhân xây dựng công trình không phải là nhà ở không đúng giấy phép xây dựng thì có được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu không?
- Không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong những trường hợp nào?
Hộ gia đình, cá nhân xây nhà ở không đúng giấy phép xây dựng thì có được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu không?
Hộ gia đình, cá nhân xây nhà ở không đúng giấy phép xây dựng thì có được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu không thì căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP như sau:
Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Chủ sở hữu nhà ở thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở thì được chứng nhận quyền sở hữu theo quy định sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước phải có một trong các loại giấy tờ sau:
a) Giấy phép xây dựng nhà ở hoặc giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Trường hợp nhà ở đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
…
Như vậy, chủ sở hữu nhà ở là hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở thì được chứng nhận quyền sở hữu, trong đó có loại giấy tờ là “giấy phép xây dựng nhà ở hoặc giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn”.
Trong trường hợp nhà ở đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì chủ sở hữu phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận rằng diện tích xây dựng không đúng giấy phép sẽ không ảnh hưởng đến an toàn công trình và hiện nay là phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Hộ gia đình, cá nhân xây nhà ở không đúng giấy phép xây dựng vẫn có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nếu thực hiện như trên.
Xây nhà ở, công trình không đúng giấy phép xây dựng (Hình từ Internet)
Hộ gia đình, cá nhân xây dựng công trình không phải là nhà ở không đúng giấy phép xây dựng thì có được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu không?
Đối với xây dựng công trình không phải là nhà ở cũng được xác định tương tự như trên.
Cụ thể, anh có thể kiểm tra quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP như sau:
Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở
Chủ sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu theo quy định sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư phải có một trong các loại giấy tờ sau:
a) Giấy phép xây dựng công trình hoặc giấy phép xây dựng công trình có thời hạn đối với trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Trường hợp công trình đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
...
Không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong những trường hợp nào?
Không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong những trường hợp được quy định tại Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
6. Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?