Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phải thực hiện phân loại, quản lý chất thải rắn sinh hoạt như thế nào?
Trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nông thôn được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 58 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường nông thôn cụ thể như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thống kê và quản lý các loại chất thải sinh hoạt, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát sinh trên địa bàn; tổ chức hoạt động giữ gìn vệ sinh, cải tạo cảnh quan nông thôn; quy định về hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường trên địa bàn nông thôn;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bảo đảm tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường theo quy hoạch được phê duyệt; quản lý công tác thu gom và xử lý chất thải quy mô cấp huyện; đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn khu vực nông thôn; tổ chức theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường; khoanh vùng, xử lý, cải tạo, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường tại các điểm, khu vực ô nhiễm trên địa bàn nông thôn;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, bố trí nguồn lực thực hiện nội dung về bảo vệ môi trường nông thôn; chỉ đạo, tổ chức việc xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn; ban hành, hướng dẫn áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động xử lý chất thải, xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường nông thôn;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung, tiêu chí về bảo vệ môi trường nông thôn, biện pháp thu gom và xử lý chất thải phù hợp, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, khắc phục ô nhiễm, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường nông thôn;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, đề án, dự án, cơ chế, chính sách phát triển nông thôn gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí về bảo vệ môi trường trong xây dựng và phát triển nông thôn.
Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phải thực hiện phân loại, quản lý chất thải rắn sinh hoạt như thế nào?
Hộ gia đình ở đô thị phải thực hiện phân loại, quản lý chất thải rắn sinh hoạt như thế nào?
Tại khoản 1, khoản 3 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về việc phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, theo đó hộ gia đình ở đô thị phải thực hiện phân loại, quản lý chất thải rắn sinh hoạt như sau:
(1) Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;
- Chất thải thực phẩm;
- Chất thải rắn sinh hoạt khác.
(2) Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định nêu trên vào các bao bì để chuyển giao như sau:
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
- Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.
Hộ gia đình ở nông thôn phải thực hiện phân loại, quản lý chất thải rắn sinh hoạt như thế nào?
Theo khoản 1, khoản 4 và khoản 5 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về việc phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cụ thể như sau:
(1) Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;
- Chất thải thực phẩm;
- Chất thải rắn sinh hoạt khác.
(2) Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định trên thực hiện quản lý như sau:
- Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
- Chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
- Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
(3) Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại khoản 3 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Như vậy, hộ gia đình của bạn khi ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thì cần phải thực hiện phân loại, quản lý chất thải theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?