Hộ chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường thì theo quy định của pháp luật sẽ xử lý như thế nào? Hộ gia đình thực hiện hoạt động chăn nuôi có những quyền và nghĩa vụ nào?
Có những loại quy mô chăn nuôi nào?
Theo Điều 52 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về các loại quy mô chăn nuôi như sau:
"Điều 52. Quy mô chăn nuôi
1. Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây:
a) Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;
b) Chăn nuôi nông hộ.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Bên cạnh đó tại Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn về cách xác định quy mô chăn nuôi như sau:
"Điều 21. Quy mô chăn nuôi
1. Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
a) Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
b) Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
c) Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.
2. Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:
a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
d) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.
......"
Hộ gia đình thực hiện hoạt động chăn nuôi có những quyền và nghĩa vụ nào?
Căn cứ theo Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chăn nuôi như sau:
"Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có quyền sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật;
b) Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi;
c) Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi;
d) Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
b) Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
c) Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật."
Hộ chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường thì theo quy định của pháp luật sẽ xử lý như thế nào?
Hộ gia đình chăn nuôi
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, theo đó:
"Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức."
Nếu hộ gia đình này bị xử phạt hành chính về hành vi gây ô nhiễm môi trường thì hoặc là bị cảnh cáo nếu trong trường hợp vi phạm lần đầu và không hành vi vi pháp pháp luật gây ô nhiễm môi trường không nghiêm trọng hoặc là sẽ bị xử phạt không quá 1.000.000.000 đồng.
Bên cạnh hình thức xử phạt chính thì hộ gia đình này cũng có thể sẽ bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả sau theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP như sau:
"Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;...
c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học;...
l) Buộc xây lắp công trình xử lý môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo quy định;"
Như vậy, ngoài việc xử phạt hành chính hành vi trên thì pháp luật còn quy đình về khắc phục những hành vi gây ô nhiễm môi trường đã gây ra thì buộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải yêu cầu các hộ gia đình kinh doanh chăn nuôi thực hiện một trong những biện pháp khắc phục hậu quả trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?
- http// chonghanggia dangcongsan vn vào thi trực tuyến Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024 như thế nào?