Hình thức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như thế nào? Trình tự, thủ tục xử lý tài sản?
Hình thức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như thế nào?
Căn cứ theo Điều 109 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về hình thức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như sau:
- Giao cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật liên quan đối với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện đặc chủng, tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh; bảo vật quốc gia, cổ vật và vật khác có giá trị lịch sử, văn hoá; hàng lâm sản quý hiếm và tài sản khác có yêu cầu quản lý đặc biệt theo quy định của pháp luật.
- Giao hoặc điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng đối với tài sản được sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị.
- Giao hoặc điều chuyển cho đối tượng được giao quản lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng.
- Nộp vào ngân sách nhà nước đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ.
- Tiêu hủy đối với tài sản không còn giá trị sử dụng hoặc buộc phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện bán đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều 109 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017;
- Thực hiện bán tài sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 109 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 nhưng không áp dụng hình thức giao, điều chuyển.
- Việc bán tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá, trừ tài sản sau đây được áp dụng hình thức bán trực tiếp:
+ Tài sản là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng;
+ Tài sản có giá trị nhỏ theo quy định của Chính phủ.
Hình thức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như thế nào? Trình tự, thủ tục xử lý tài sản? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân bao gồm?
Căn cứ theo Điều 110 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về trình tự, thủ tục xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân bao gồm:
- Sau khi có quyết định tịch thu hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân, đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm báo cáo cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017.
- Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản theo các hình thức quy định tại Điều 109 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
- Căn cứ quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 hoặc đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm tổ chức xử lý tài sản theo quy định tại Điều 111 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017.
Tổ chức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 111 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về việc tổ chức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Đối với tài sản có quyết định giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý, xử lý, đơn vị chủ trì quản lý tài sản tổ chức bàn giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Sau khi tiếp nhận tài sản, cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện việc quản lý, xử lý tài sản được tiếp nhận theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Đối với tài sản có quyết định giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng, đơn vị chủ trì quản lý tài sản tổ chức bàn giao tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tài sản thực hiện hạch toán tăng tài sản và quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng có quyết định giao cho đối tượng quản lý, đơn vị chủ trì quản lý tài sản tổ chức bàn giao tài sản kết cấu hạ tầng cho đối tượng quản lý.
- Đối tượng được giao quản lý tài sản thực hiện hạch toán tăng tài sản và quản lý, sử dụng, khai thác tài sản theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và pháp luật có liên quan.
- Đối với tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ, Kho bạc Nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Đối với tài sản có quyết định tiêu hủy, đơn vị chủ trì quản lý tài sản phối hợp với các cơ quan có chức năng thực hiện tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Hình thức tiêu hủy thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017.
- Đối với tài sản có quyết định bán, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 hoặc đơn vị chủ trì quản lý tài sản tổ chức bán tài sản theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có được tặng thông tin của Sở GDCK TPHCM cho bên thứ ba?
- Lời chúc 20 11 cho cô giáo mầm non ý nghĩa? Những lời chúc 20 11 cho cô giáo mầm non chọn lọc?
- Kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản khác nhau như thế nào theo quy định?
- Thế nào là đất trồng lúa? Nhà nước hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa nào theo quy định?
- Người thực hiện ấn định thuế? Không đồng ý với số thuế do cơ quan thuế ấn định thì người nộp thuế phải làm thế nào?