Hình thức tổ chức hội nghị người lao động tại công ty? Nội dung hội nghị người lao động gồm những gì?
Hình thức tổ chức hội nghị người lao động tại công ty?
Theo Điều 47 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hội nghị người lao động
1. Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
2. Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động và các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
3. Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 48 Nghị định này.
Như vậy, hội nghị người lao động do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo một trong 02 hình thức sau:
- Hội nghị toàn thể
- Hội nghị đại biểu.
Hình thức tổ chức hội nghị người lao động tại công ty? Nội dung hội nghị người lao động gồm những gì? (hình từ internet)
Nội dung hội nghị người lao động gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 47 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nội dung hội nghị người lao động như sau:
Hội nghị người lao động
...
2. Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động và các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
...
Dẫn chiếu đến Điều 64 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện làm việc;
d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Như vậy, nội dung hội nghị người lao động bao gồm nội dung sau và các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
- Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019.
- Ngoài nội dung quy định trên, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
+ Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
+ Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
+ Điều kiện làm việc;
+ Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
+ Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
+ Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm
Trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là gì?
Theo Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc như sau:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này.
- Khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) để hoàn thiện và ban hành. Đối với những góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động mà người sử dụng lao động không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.
- Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải được phổ biến công khai tới người lao động.
Lưu ý: Theo Điều 42 Nghị định 145/2020/NĐ-CP nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc bao gồm:
(1) Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.
(2) Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
(3) Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ phận kiểm toán nội bộ báo cáo đột xuất trong trường hợp nào? Bộ phận kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ gì?
- Mẫu Báo cáo công nợ bằng Excel mới nhất? Tải về ở đâu? Hướng dẫn viết báo cáo công nợ chi tiết?
- Đối chiếu tài liệu trong đấu thầu là gì? Nhà thầu từ chối hoặc không đối chiếu tài liệu sẽ bị phạt gì?
- Cán bộ công chức có thành tích công tác đột xuất đạt 10 điểm thì được Bộ Nội vụ thưởng bao nhiêu tiền?
- Mẫu giấy nghỉ phép theo Nghị định 30 là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền Mẫu giấy nghỉ phép gồm những gì?